
Buổi sáng, một ấm nước lớn cỡ 2 lít được nấu sôi, một ít pha mấy tích chè xanh, còn lại dùng cho lớp thanh niên đang quây quần bên cái bàn với mấy ly có những phin cà phê đợi sẵn, người hút thuốc lào, người phì phèo trên môi hờ hững điếu thuốc lá. Khói thuốc lan toả quyện với tiếng chuyện trò là tiếng điếu bát rít nghe tanh tách. Mẹ tôi quày quả ra chợ mua ít bánh cuốn, ít xôi, bánh hấp và cũng không quên điã lòng heo về để mọi người dùng tạm bưã điểm tâm buổi sáng. Ở quê chợ chỉ có vậy, ăn cầu no cho chắc bụng.
Xong phần cà phê, thuốc lá và ăn sáng xong, mọi người bắt tay vào việc bàn tán và phân công việc trong ngày. Ai đi mượn cho cái dù cuả quân đội về chăng lên làm rạp, ai đi mượn cây để làm sạp đựng cỗ, ai mượn mâm, mượn bát điã, xoong nồi, chảo, mượn thùng, mượn phuy đựng nước. Tính mâm, tính cỗ, những món gì, ai nấu, xôi giò ai lo vv. Mọi thứ đều trông nhờ vào những người xóm giềng quen công, quen việc nấu nướng.
Gần đến cuối tuần thì công việc càng gấp rút hơn, ai đi xin cành lá dưà, mua hoa mua giấy về giăng, trang hoàng căn nhà cho thêm vẻ đình đám tí chút. Đặc biệt là cái cổng, ai có hoa tay đan dùm những lá dưà kết lại với nhau, treo tấm bảng “tân hôn” tự cắt, đơn sơ mộc mạc dân giả. Rồi mượn thêm mấy tấm màn gió nhà ai đó về giăng chung quanh cái rạp cho hoa lá cành một tí.
Đám thanh niên thì hăng hái với công việc đi mượn bàn ghế. Nhà nào cũng vào mượn, khắp xóm, cùng làng, nếu như đám đình mời đông người dự. Sau khi hỏi mượn và được gia chủ đồng ý là cùng vào khuân ra, lật gầm bàn, gầm ghế ra xem coi có tên ghi sẵn chưa, nếu chưa thì lấy phấn ghi vào, không có phấn thì lại chạy xuống bếp lấy cục than lên ghi cũng được. Khiêng về đến nhà lại hì hụi kê cho đều và ngay ngắn, xếp ghế sao cho đều và đẹp mắt, thẳng hàng.
Bên các bà thì xắn váy quai cồng, cũng tuá đi mượn chén điã, ai không đi thì ở nhà ngồi rưả chén bát mới mượn mang về, xong úp lên sạp cho khô ráo để sẵn sàng dùng vào bưã tiệc. Phiá sau, một cái bếp dã chiến được dựng lên, che tạm bằng vài miếng tole hay lá, khói bay nghi ngút, khiến mấy người nấu nướng mặt mũi nhễ nhãi mồ hôi mà hai má đỏ hồng, vưà làm vưà chuyện nổ như pháo rang. Mấy thanh niên trai tráng, người phụ bổ củi, người gánh nước về đổ đầy các thùng chưá.
Anh em ở khắp nơi xa xôi, lâu ngày mới có dịp cùng về dự đám, vui mừng gặp nhau chuyện trò, thăm hỏi thật là vui vẻ. Họ kể chuyện sức khoẻ, công ăn việc làm, đời sống kinh tế, trao đổi những kinh nghiệm làm ăn và cả những sinh hoạt thường ngày nơi họ ở. Cứ xẹt chỗ này chút, lại chào người mới tới, câu chuyện cứ như còn dỡ đã sang chuyện khác.
Mẹ tôi thì cứ lu bu với những lễ vật, mâm trầu cau không thể thiếu, những phong trà, gói trong những tấm giấy bóng đỏ, những đồng bánh và nhất là quả khem nưã. Mọi thứ đều mượn như có cái hộp bánh tròn bằng sắt tây sơn đỏ để làm quả khem là nhất.
Những đưá em tôi bưã nay cũng diện những bộ quần áo mới toanh, với những bước đi còn nghe sột soạt cuả loại vải mới, mặt đưá nào cũng tươi rói, như đang chờ đợi một biến cố mới trong đời. Đó là ngày cưới cuả tôi. Một đám cưới miền quê cuả 40 năm trước.
Riêng tôi, nhớ lại ngày hôm đó, thật là khó tả cái tâm trạng lúc ấy, ai bảo gì cũng nghe theo. Tôi mặc bộ complê đen, cổ ngượng nghịu thắt cà vạt, ngày đó vậy mà kể ra cũng tiến bộ quá chứ, chúng tôi thanh niên trai tráng, ai cũng có bộ veste đàng hoàng, chẳng phải thuê mướn, trông lại cũng chững chạc quá chừng. Còn cái mái tóc xù xì ít chịu chải cuả tôi, mấy bưã trước tôi đã phải đi lên tận trên tỉnh, cách nhà cũng 15 cây số chứ gần gì, để nhờ thợ uốn và ép cho gọn gàng, trông cũng có bảnh choẹ hơn một chút. Diện vào, tôi chững chạc hẳn lên và vẫn còn ngượng khi ai đó buông lời trêu chọc.
Buổi sáng Chuá nhật Ngày 21 Tháng 9 Năm 1969, trời trong xanh, một ngày thật đẹp, tôi đón đoàn nhà gái đi lên, chúng tôi đứng trước cưả nhà thờ trao hoa cho nhau, chụp một số hình ảnh với bạn bè làm kỷ niệm. Xong tất cả đều tiến vào bên trong thánh đường dự lễ. Lễ cưới cuả chúng tôi theo nghi thức trước Công đồng Vaticano II nên vẫn còn được cử hành theo nghi thức cũ, chúng tôi chỉ bắt tay nhau và trao nhẫn cưới để cha chủ lễ làm phép, chứ chưa đọc lời giao ước như lúc sau này. Sau lễ, chúng tôi lại kéo nhau vào trong nhà xứ để ký hôn ước theo luật đạo.
Sau các tục lệ cuả một lễ nghi theo phong tục, đoàn rước dâu cuả chúng tôi đi dọc theo lề đường QL 1 để về nhà trai. Cũng lại thủ tục đón dâu, mẹ tôi ra ngõ dắt con dâu vào nhà, điều này kể là quan trọng nhất theo tục cũ. Mọi người nhập tiệc, nhà vui vẻ tiếng cười, tôi chắc đám nào ở quê cũng vậy.
Có một điều đặc biệt tôi xin kể lại để bạn bè nghe nhé. Ở vào thời điểm 40 năm trước, một đám cưới chơi nhạc cũng là bình thường rồi, cũng chỉ là bạn bè trong ấp với nhau thôi. Riêng đám tôi thì đặc biệt hơn, vì tôi có người anh con ông bác, anh là lính quân nhạc, phục vụ ở trường Võ khoa Thủ Đức. Hôm đám tôi, anh mời bạn bè anh mang nguyên một ban nhạc nhẹ về. Phải nói tôi khó quên và cũng có một chút hãnh diện được một ban nhạc nhà nghề về giúp vui. Đâu nào một cây Contre bass, một Saxophone, một Saxo Alto và dàn trống. Nhìn cây Contre bass là nể rồi, ở đó vào lúc đó mấy ai đã nhìn thấy nó, to và cao, nhạc công cứ đưa nguyên ngón tay mà giựt phừng phừng nghe cũng đã. Chưa kể đến trong ban nhạc còn có cả Nhạc sĩ Anh Hoa, người có bản nhạc nổi tiếng vào thời trước đó, tôi quên tên bài hát, nhưng câu hát thì nhớ mãi: “Người ơi, nước Nam cuả người Việt Nam. Vì đâu oán tranh để lòng nát tan! Đây Bến Hải là nơi chia cắt đôi đàng. Cớ sao, người vẫn đang tâm thờ ơ!”
Mấy người em con ông chú ở Sài Gòn xuống hát um xùm. Như mới đó mà đã 40 năm qua đi. Cuộc biển dâu thay đổi, hai chúng tôi cũng thăng trầm vật vã với nhiều biến đổi trong cuộc sống, luôn sát cánh bên nhau vượt qua mọi trắc trở sóng gió cuả đời sống, và vẫn mãi bên nhau, 40 năm. Nhanh thật. Một kỷ niệm nhớ đời.
ReplyDeleteSpicecomments.com - Flowers Comments
Chúc mừng anh chị 40 năm bên nhau
Chúc anh chị vẫn bên nhau 40 năm phía trước
Cám ơn Trang nhé.
ReplyDeleteCháu chúc mừng cô chú !
ReplyDeleteCám ơn cháu nhé.
ReplyDeleteCháu đem hột xòan qua cho cô chú đây.
ReplyDeleteMà nhìn cái pic, ngày xưa tóc chú nhiều và bồng bềnh, giờ sao đâu hết chơn rồi chú. híhí
Đã bảo uốn ép lại mà, giờ vẫn còn nguyên mà chú sơn trắng nên coi ít vậy thôi:D Cám ơn hột xoàn nhé.
ReplyDeleteChúc mừng ngài chủ tịch thêm một lần nữa. Luôn luôn hạnh phúc và làm tròn chức vụ chủ tịch!
ReplyDeleteNhậu lai rai thôi nhen bác Minh!
Ngày xưa nhà ai mà có đám tiệc thì cả xóm lòng rộn rã chú nhỉ !
ReplyDeleteLời khuyên chí phải, chỉ lai rai nhậu suốt ngày thôi nhỉ:D Cám ơn lời chúc.
ReplyDeleteHông dám còn nguyên đâu. :))
ReplyDeleteMới đếm lại mà. 1251632 sợi như cũ:D
ReplyDeleteThế là ngày cuối tuần chú lại có kèo thơm nữa rồi.
ReplyDeleteChúc mừng 40 năm thành hôn của chú nhé. Chú thật hạnh phúc.
50 năm người ta gọi là lễ Vàng. Còn 40 năm không biết gọi là lễ gì nữa chú nhỉ!
Vâng, cháu tạm tin. cháu về k chú úynh đít cháu . hehe
ReplyDelete40 năm gọi là 40 năm còn chữ "Lạ" gọi là Ngọc Khánh. Cám ơn lời chúc cuả cháu.
ReplyDeleteNhà có đám cưới tha hồ 88888888888888 anh hén, mỗi người mỗi việc,chung tay góp sức không khí lúc này vui lắm anh nhỉ hihi .... àh mà xong rồi thì chú dzể và cô dzâu có phải làm gì nữa hong anh hén ... chạy cho lẹ để bị wanh toi mạng
ReplyDeleteCô dâu chú rể làm chuyện động trời động đất .
ReplyDeleteMột rằng thương , hai rằng thương
bốn cái chân giường gãy một còn ba .
Sis mynhon chạy làm chi cho mỏi chân . bác minht song hỷ , tam , tứ , ngũ hỷ rồi còn hơi sức nào mà wanh' được sis .
Mấy nhỏ lại tới phá chủ tịch rồi, để chủ tịch "hâm lại" cho nóng cái coi hhehehe
ReplyDeleteChuyện ngày xưa mà @Mynhon. @vphu0ng đánh giá chủ tịt cao quá. @GG hiểu nhau nhỉ?
ReplyDeleteUi đã 40 năm rồi ạ ? Sắp làm đám cưới vàng được rồi đó anh . Anh chị thật hạnh phúc , em ngưỡng mộ lắm đó nha !
ReplyDeleteChú nhắc làm M nhớ hồi nhỏ hay đi coi đám cưới trong xóm, vui lắm, ở quê cái gì cũng tự làm, không tiện như ở thành phố (sài gòn) nhưng mà ấm áp, tình nghĩa hàng xóm cũng đậm thêm.
ReplyDelete@Hoaloaken. Cám ơn nhé. @MayN. Đúng vậy, giờ đám cưới om xòm nhưng có vẻ công nghiệp quá. Thiếu không khí ngày xưa!
ReplyDeleteĐám cưới của anh xôm tụ quá! Hề hề, nhớ dai, chứng tỏ gia đình an khang...:)
ReplyDeleteChúc chủ tịch cùng phu nhân tiến thẳng đến 60 năm cuộc đời.
ReplyDeleteSpicecomments.com - Flowers Comments
Xin cám ơn Viedbi và Hà Phan nhé. 40 năm cũng đáng để nhớ và khoe khoang chút chứ.
ReplyDeleteChúc mừng cô chú 40 năm sóng gió vẫn bên nhau nhá . Đọc câu chuyện hay qá cho mọi nguời nhìn lại không chỉ quá khứ mến yêu mà còn nhìn ra những bước thời gian của nền văn minh . Cầu chúc cô chú bên nhau mãI mãi bình an hạnh phúc .
ReplyDeleteCám ơn Mộng Lệ Hoa.
ReplyDeleteGhé ngang qua Blog chú, chúc mừng ké. Chúc mừng cô chú 40 năm hạnh phúc và còn hơn thế nữa (^_^).
ReplyDeleteCám ơn rất nhiều nhé.
ReplyDeleteNgười ta 20 năm đã ngán muốn chít roài ...anh tới 40 năm vẫn "tương kính như tân ",nể phục ...nể phục lắm đóa nghen..Ráng kéo dài thêm 40 năm nữa anh lại sẽ có chiện kể về 40 năm trước.Hồi đó em cũng có đi đám cưới anh mà hong có được ăn gì hết ..hì hì ...
ReplyDeleteTại cứ lo chạy theo coi mặt cô dâu rồi lượm pháo lép chứ có chịu dô ăn đâu:D
ReplyDeleteBác Minh đứng xa "Cô dâu" quá!
ReplyDeleteCháu chúc 2 Bác mãi khỏe, hạnh phúc tràn trề ạ!
ReplyDelete