Monday, October 19, 2009

Người cao tuổi. Chuyện Melbourne.

Hôm nay tôi chuyển đề tài, kể bạn nghe về chuyện người cao tuổi ở Melbourne nhé.

Ở đây, người cao tuổi được kể là những người hết tuổi lao động, mà hết tuổi lao động thì đã vào độ tuổi 65 cho quý ông và 62 tuổi rưởi cho quý bà. Thường thì các vị trên, nếu tiếp tục đi làm thì vẫn còn được trọng dụng vì họ có nhiều kinh nghiệm, nhưng không muốn đi làm nưã thì họ về nghỉ, lãnh tiền hưu trí và hưởng những tiện ích xã hội dành cho người cao tuổi.

Ngày mới qua, tôi hay nghe các vị có tuổi dân mình chép miệng mà than: “chắc t ôi ở đây mấy năm rồi về bên mình sống thôi anh ạ, ở đây buồn lắm!” Thời gian thấm thoát trôi đi, mười mấy năm đã qua đi, trong số những người than thở đó, tôi cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay vài người trở về, còn đa phần thì ở lại.

Lý do, ngày đầu buồn! Rất buồn, quý vị đó lạ nước, lạ cái, ngôn ngữ không biết, đi lại không biết đường, mọi sự đều lệ thuộc vào con cháu, muốn gặp nhau rất khó khăn. Nay có một vài người bạn, tìm đường đi đến nhau, họ thấy chuyện đi lại thật tiện lợi và dễ dàng, xe buýt, xe điện và xe lưả thứ nào cũng dễ và tiện, chỉ cần dằn cái vé xe rồi biết chọn đúng với tuyến đường mà mình muốn đi là xong.

Ngày qua tháng lại, họ lập ra các hội để sinh hoạt cùng nhau, đi thăm thú mọi nơi, có tổ chức, có hướng dẫn còn được sự giúp đỡ cuả các cơ quan chính phủ phụ trách cho người cao niên nưã, thế là buồn ơi xin chào mi. Các cụ vui với các sinh hoạt cuả người cao tuổi và quên hết mọi buồn phiền nơi xứ xa.

Họ sinh hoạt trong các hội đoàn, đi nhà thờ, đi chuà, tập dưỡng sinh, khiêu vũ, ca hát, mừng sinh nhật tập thể, văn nghệ cây nhà lá vườn, làm thơ, ngâm thơ, chơi cờ tướng, mạt chược, bóng bàn, bơi lội, làm vườn cây cảnh, bonsai. Đi thăm thú các nơi, các thắng cảnh, du ngoạn mỏ vàng, thăm vườn hoa trên núi, sở thú vv. Do các cơ quan cộng đồng hay hội tổ chức mà không còn phải lệ thuộc nhiều vào con cháu và họ cảm thấy rất vui khi sinh hoạt với những người đồng hương cùng độ tuổi.

Ngoài những sinh hoạt tập thể, với nhóm, cá nhân rủ nhau tự đi chơi, làm bánh trái để mang đi cho nhau ăn, hay rủ nhau đi ăn chung vui nưã. Nhờ đi như vậy, họ còn được các cơ quan chính phủ đến hướng dẫn về các quyền lợi cuả người cao tuổi như mỗi năm vào dịp đầu Tháng 10, có một tuần lễ cuả người cao tuổi, họ được hưởng nhiều dịch vụ miễn phí hay giảm giá, như đi các phương tiện công cộng miễn phí. Thăm thú các chỗ có thu lệ phí thì được giảm tiềm và mua bán tại một số cưả hàng cũng được bớt phần trăm.

Khỏe thì như vậy, còn những người bệnh tật thì sao? Thưa, những người khi lớn tuổi mà mắc phải những chứng bệnh như tiểu đường nặng, hay chân tay yếu liệt, cần sự giúp đỡ chăm sóc thì cũng được chính phủ quan tâm đặc biệt. Nếu cần họ sẽ gửi nhân viên y tế được huấn luyện đặc biệt đến nhà giúp chăm sóc. Người nhà có khả năng chăm sóc cho thân nhân mình thì cũng được chính phủ trợ cấp tiền chăm sóc. Và khi người nhà cảm thấy mệt mỏi, thì lại cần nhờ đến các nhân viên tiếp tay giúp đỡ trong thời gian mình cần nghỉ ngơi, và họ nhận lại một lệ phí tượng trưng.

Những nhân viên được gửi tới, họ giúp cho gia đình những việc như chăm sóc người bệnh cho gia đình đi chợ buá, mua sắm. Tắm rưả và chăm sóc thuốc men cho người bệnh. Dọn dẹp nhà cưả, như lau, chùi vệ sinh nhà cưả. Mang cơm nước cho người cần chăm sóc. Chở người bịnh đi đến các phòng mạch, đưa người bịnh đi tập, đi dạo, đi nhà thờ hay đi chuà. Tuỳ theo yêu cầu cuả người bệnh hay gia đình muốn. Y tá thì đến chích thuốc hay lấy thuốc cho những bệnh nhân hay quên và sợ họ uống nhiều hay là quên uống thuốc.

Với những người phải di chuyển bằng xe lăn, thì họ cũng phái những loại xe đặc biệt đến đón đưa rất gọn gàng, và dễ dàng cho cả người bệnh lẫn người cần chăm sóc, để đón và đưa đi thăm thú bên ngoài cho đỡ buồn tẻ vì phải nằm mãi trên giường.

Đương nhiên, nguời cao tuổi ở Melbourne nói riêng và ở Úc nói chung có nhiều quyền lợi, nhưng với bài viết ngắn, cũng chỉ xin giới thiệu sơ sơ để mọi người cùng biết chút chút. Như được trợ cấp cỡ 250 Úc kim một tuần cho người còn đủ cặp, và cỡ 300 cho người thiếu bạn đời. Với số tiền đó, nếu ở với con cái thì các vị đó sống dư giả, có tiền để đi du lịch đến mọi nơi trên thế giới hay về thăm quê mỗi năm cũng được.

Cao tuổi mà được sống như vậy cũng tạm được chứ bạn bè tôi nhỉ?

 

13 comments:

  1. thư thái an hưởng tuổi già bác nhỉ ?

    ReplyDelete
  2. Cũng là một an ủi lớn cho người cao tuổi.

    ReplyDelete
  3. Mai mốt tới tuổi chắc chạy qua chủ tịch nghỉ hiu quá.
    Nghe mà thấy mê

    ReplyDelete
  4. Thế tiền hưu cuả Bác Từ chắc tặng chủ tịt sài chắc:D Hề Hề.

    ReplyDelete
  5. Em ứ thèm kiểu sinh hoạt người cao tuổi (NCT) bên Úc như bác Minh kể, buồn thí mồ. Em thấy NCT ở VN vui hơn, này nhé, đến tuổi già mà con cháu không nuôi, lại không có tiền hưu thì em đi bán vé số.
    Này nhé, ngày nào cũng được la cà khắp nơi, quán ăn quán nước quán nhậu ngày nào cũng ra vào vài...chục lượt, mấy bác già bên Úc làm gì có cửa đi quán nhiều hơn các cụ bán vé số bên đây. Được trò chuyện, mời mọc hàng trăm người..., đâu có cô đơn chút nào đâu.
    Hồi nào hên, bán cho khách trúng lô độc đắc...Thấy người ta vui mừng mà lòng già cũng vui lây, nhất là được khách thưởng cho chút đỉnh, mua con vịt quay về cho đám cháu nội cháu ngoại ăn, còn mình ngồi...ngó (vì đâu có tiền làm răng giả để ăn), mà lòng vui phơi phới...Vì tuy già rồi nhưng vẩn còn lo lắng được cho con cháu...!
    hehe...phải hong bác Minh? Noái vậy chứ đợi...18 năm nữa, tới tuổi già, em sang chơi với bác hén.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi hiểu được ý của anh, vì nó giống ý tôi.

      Delete
  6. Nghĩ các cụ mình mà gia đình nghèo kể cũng tội thiệt, nhưng các cụ cũng quen với chịu đựng rồi!!!

    ReplyDelete
  7. Đời sống an sinh bên Úc thì nhất nhỉ :Cháu nhà mình thì ở Brisbean không biết xa Melbourne không
    Có cơ hội qua đó mình cũng ghé anh minht chăm sóc mình luôn

    ReplyDelete
  8. Brisbane cách chỗ mình hơn 2000 cây số bay hơn 2 giờ, có dịp mời anh ghé chơi.

    ReplyDelete
  9. Chú nói đúng đó . Tại các nước tiền tiến thì nơi nào cũng đều cùng 1 tiêu chuẩn dịch vụ . Đúng là tiêu chuẩn quốc tế đó !

    ReplyDelete
  10. Có một chuyện em để ý hồi mới ra nước ngoài , chuyện nhỏ nhoi thôi , nhưng em lại để ý . Đó tất cả những con đường , lề đường , em nói là tất cả nhé , dành cho khách bộ hành , mỗi khi bắt đầu đường và khi đên cuối con đường , đều được xây lài lài theo như một con dốc nhỏ , không xây theo kiểu bậc thang , bậc tam cấp . Để cho các cụ già , và những người ngồi xe lăn có thể lên hoặc xuống dễ dàng .
    Xe Bus xe Tram cũng vậy . Khi xe ngừng , thấy trong số hành khách lên xuống có người ngồi xe lăn , cửa xe mở ra , và thay vì là bước lên xuống từng bậc , thì có 1 tấm giống như tấm ván sắt vậy , tự động chạy từ trong xe ra nối liền với mặt đường , và tất cả hành khách có mặt ở đó , nếu không có hành khách khác thì chính tài xế xe , phải giúp đở đưa người trên xe lăn lên xuống xe Bus , xe Tram .
    Trẻ con và người già , là đối tượng được chính phủ chăm sóc đặc biệt .

    ReplyDelete
  11. @ vuphu0ng. hình như tất cả các nước Tây phương đều có những ưu đãi cho người cao tuổi gần giống nhau.

    ReplyDelete
  12. Vậy thì mừng cho nct là người Việt mình ở nước ngoài, vì tuổi già, đã thưa vắng con cháu chăm sóc , mà không có tình xóm làng nữa thì tội nghiệp lắm.

    ReplyDelete