(Hình bên là cuả chị Hai)
Ở đời, chỉ cần một biến cố nho nhỏ đến với mình thôi. Dù rất nhỏ, cũng đã đủ biến đổi cuộc đời của một con người, đang từ một cuộc sống êm đềm, lặng lẽ, trở thành sóng gió, bão bùng ngay. Thế mà ở Oanh, với tấm thân bé nhỏ, yếu đuối đã hứng trọn những biến cố rất lớn trong đời, ngay từ khi còn rất nhỏ. Để những ngày ấu thơ, Oanh đã không được hưởng những tháng ngày thơ dại êm đềm, ấm cúng đầy mộng mơ, trong vòng tay thương yêu, trìu mến của gia đình.
Đang sống trong gia đình đông đủ, có ông bà, cha mẹ, cô, chú, dì, cậu, nội, ngoại đề huề. Thế mà chỉ vỏn vẹn trong vòng có mấy năm, nhiều biến cố dồn dập đổ xuống đầu Oanh.
Khởi đầu là người bác, anh ruột của mẹ Oanh chết trận. Từ vùng ven đô TK Gia Định, trong một trận đánh nào đó. Đưa xác bác về chôn cất ở quê ngoại, nơi gia đình Oanh ở, chưa được bao lâu, thì biến cố thứ hai to lớn hơn đối với Oanh là tin Ba tử trận. Thế là đời Oanh quẹo sang một khúc quanh khác để...
Thật không thể ngờ được! Bé Oanh lại có thể trở thành người côi cút, cô độc! Đành rằng cha bé, anh Nguyễn Văn Phím tử trận đầu năm 1972 tại Quảng Trị, nhưng bé còn mẹ, chị Nguyễn Thị Hai và hai em. Sống trong sự thương yêu đùm bọc của bà nội và ông bà ngoại. Lúc ba mất, bé còn bé lắm, mới có năm tuổi đầu, tuổi mà bé chưa biết gì về cuộc đời rồi sẽ ra làm sao? Cứ tưởng như ba đi vắng đâu đó, như ba vẫn từng đi lâu nay. Nên chẳng một chút tư lự gì, vì thế bé vẫn hồn nhiên vui sống.
Ngày tháng êm đềm trôi, hàng ngày, bé vẫn cùng các em vui đùa, nghịch ngợm. Má thì vừa phụ giúp ông ngoại làm nghề rèn, vừa trông nom chị em bé. Trong khi bà ngoại lo nấu nướng, vừa phụ coi các cháu. Cuộc sống tuy không khá giả gì nhưng cũng không đến nỗi nào tệ lắm, êm đềm và hạnh phúc. Cho đến một ngày, một ngày mà không những cháu Oanh mà toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam không thể nào quên được. Đó là những ngày của Tháng Tư Năm 1975. Ngày đánh dấu sự đổi thay, đã đưa đẩy, hất tung nhiều gia đình bay đi nhiều ngã rẽ, trong đó có gia đình Oanh.
Chiến tranh, nói đến chiến tranh thì xin thú thật, mặc dù sống ở đất nước đang phải khốn đốn về nó. Về cuộc chiến khốn kiếp đã cướp đi người chồng thân yêu của chị, nhưng chị Hai không thể ngờ rằng là: Có lúc chị và gia đình lại có thể trực tiếp phải đối diện, sợ hãi, và trốn chạy nó. Vì rằng, khu chị ở là Bùi Chu, Hố Nai, nơi mà mấy mươi năm của cuộc chiến, chưa hề có những trận đánh nào kề cận. Kể cả những ngày nóng bỏng nhất ở miền Nam, như Mùa Hè Đỏ Lửa hay Tết Mậu Thân. Nơi mà hầu như an bình nhất, an toàn nhất, để cho các nơi khác chạy về đây lánh nạn. Thế mà giờ này, cuộc chiến đang đến, đang từ từ bò đến nơi này.
Những trái đạn pháo kích cuả quân giải phóng đã cố ý bắn vào trong khu vực dân cư gây hoảng loạn, vài trái đã nổ trước sân nhà thờ, và vài căn nhà trong xóm sập rồi. Do đó, dù có muốn ở lại nhà cũng không ai dám ở!
Khi chiến cuộc ập về tới Xuân Lộc, Long Khánh. Dân cư sợ chiến tranh, họ đành bỏ gia tài, sự nghiệp. Bỏ cả, để lo tìm về nơi an toàn cho bản thân và gia đình nên họ ra đi. Trước nhà chị con đường số 1 đầy người. Họ đi bộ hay đi trên những chiếc xe đủ mọi loại, từ xe đạp, xe thồ, xe bò, xe máy cầy, máy xới, xe lam, xe đò, xe tải, xe lớn, xe nhỏ ôi thôi! Đủ cỡ, đủ kiểu, nó phụ giúp con người mang vác những thứ mà họ không thể mang được. Nó chở đồ đạc, súc vật, và cả con người, nườm nượp kéo qua suốt ngày đêm. Với nét mặt hoang mang, hoảng sợ, dáng vẻ bơ phờ mệt mỏi. Từ những vùng xa xôi, và cũng cả những nơi gần đây nữa. Mệt thì họ ngừng lại đâu đó để nghỉ ngơi, nấu nướng, tắm giặt, ăn uống nhờ nhà của những cư dân tốt bụng, sống dọc hai bên đường mà họ đi qua. Rồi nghe ngóng, tìm tin tức của thân nhân, bạn bè chưa tới, bình luận thời sự, chiến sự, suy đoán, dự phóng cho những ngày sắp tới, rồi lại bỏ đi. Với sự suy nghĩ đơn giản của mình, chị nghĩ: “Ở đây mà cũng mất, thì đâu còn nơi nào mà chạy đến!’’ Vì Hố Nai cách Sài Gòn có bao xa? Nhưng vì lo sợ mình không đủ sức bồng bế một lúc 3 con thơ dại, cùng cha mẹ già đi di tản. Để cho chắc chắn, chị Hai, mẹ bé Oanh đã đưa Oanh và Tuấn về bên nội các cháu ở đường Lý Thái Tổ, cạnh nhà thờ Bắc Hà, Sài Gòn, gửi cho bà Nội trông coi dùm ít bữa. Còn lại mình, chị nghĩ có thể bế thằng út cùng dìu dắt ba má chạy khỏi nhà, nếu như tình hình sẽ xấu hơn và bắt buộc gia đình chị phải rời bỏ nhà nếu như VC cứ pháo kích tràn lan. Lúc đó, chị em Oanh được đưa đi, các cháu đâu biết, đó cũng là ngày cuối cùng, trước khi mẹ con và ông bà vĩnh biệt nhau!!! Vì đâu chỉ cách có mấy ngày sau, chiến cuộc cũng bò về tới Hố Nai nơi mà gia đình Oanh ở.
Nghe kể lại, vào phút cuối, ngày 28-4 mọi người trong làng, trong xóm bỏ đi hết, láng giềng chẳng còn một ai, đường xá đã thưa thớt người, vắng tanh, vắng ngắt. Chỉ còn lại một vài tốp lính, đang lo làm nhiệm vụ chiến đấu. Mà đạn pháo cứ nổ quanh đây! Thế cho nên gia đình gồm ông, bà, má Oanh đành phải theo mọi người cùng bỏ nhà mà đi. Vì ở lại thì sợ pháo kích từ rừng bắn ra! Trong cơn hoảng loạn, tiếng đạn bom bủa rít khắp nơi. Làng xóm điêu tàn hoang vắng, cảnh tang tóc thê lương lởn vởn khắp vùng. Cái nắng Tháng Tư rực lửa, phụ thêm khói bom đạn bao phủ bầu trời âm âm vàng rực đe dọa. Nóng hừng hực, nóng như muốn cháy da, chảy mỡ, nhìn đường hơi nóng bốc lên, sợ đến hoa cả mắt. Những con chó hoang, sợ tiếng súng đạn, chạy rông ngoài đường, tru chéo lên, càng làm cho cảnh vật đã thê lương, càng tăng thêm vẻ tang thương, hoảng loạn. Mọi người đều vội vã, chị Hai cũng chẳng thong thả gì, hơn nữa chị còn phải lo giúp cha thì già, mẹ lại yếu chân. Chị nghĩ không biết có đưa nổi gia đình ra khỏi vùng tử địa, thoát ra khỏi cảnh địa ngục này không?
Mới đi khỏi nhà được một đoạn, dưới cái nóng như thiêu đốt, lại mang vác cồng kềnh, mồ hôi vã ra như có ai mang nước xối vào người, chị vừa bế con, vừa cố dìu mẹ bước những bước khó nhọc, lòng hoang mang, hoảng sợ. Thầm trách mình không lo chạy sớm, để đến bây giờ ra nông nỗi này. Trong khi đó, cha chị gánh chút gia tài khiêm nhường, trên đôi vai gầy gò ốm yếu. Đúng trong cơn thất vọng cùng cực đó thì may mắn thay, có một chiếc xe tải chạy đến và người tài xế tốt bụng ngừng lại, cho mọi người cùng lên. Chạy được mấy cây số, khi mọi người còn đang khấp khởi mừng thầm vì sự may mắn đã đến với mình, họ mong sao cho mau chóng đến được nơi an bình ngoài vòng lửa đạn. Chứ đâu có ai hay biết gì về chiếc xe đang chở họ, mà họ cho là do may mắn mà họ gặp được, lại là chiếc xe do tử thần phái đến để rước họ về bên kia thế giới. Vì khi xe chạy đến dốc Thái Bình, Ngọc Đồng, Văn Côi, Hố Nai. Nơi mà đã được chọn để đặt mìn chống tăng, hầu làm chậm lại cuộc tấn công của đối phương. Do không biết và cũng vì vội vã, tài xế đã không kịp ngừng lại, tránh mìn. Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dưà!!! Chiếc xe đã cán, không phải một mà nhiều trái mìn, nên bị nổ tung cháy rụi, do đó mà ông bà, má và em Oanh đã vĩnh viễn đi về cùng cát bụi. Đó là ngày 28-4-75.
(... Còn một kỳ...)
Chíên tranh đã để lại bao chuyện đau lòng.
ReplyDeleteĐây cũng mới chỉ là một trong hàng trăm ngàn cảnh tan nát ở thời chiến tranh mà thôi...
ReplyDeleteChiến tranh là vậy đó, cho nên sau này em và bao người khác luôn muốn được sống trong cảnh yên lành không súng đạn
ReplyDeleteChiến tranh qua đi nên em cũng không muốn nhắc đến chuyện của em làm gì bởi cảnh của em chỉ là một hạt các nhỏ bé trong biển cát đau đớn do chiến tranh ghi dấu trên mảnh đất nhỏ bé Quảng Nam quê em, thật sựu khi nghĩ đến chiến tranh là em thấy sợ bởi rốt cuộc chỉ có những người dân VN vô tội bị lôi vào một cuộc chiến vô lý mà thôi
Được sống đến hôm nay là em mừng lắm rồi, ngày xưa khi còn nhỏ em luôn sống trong nỗi ám ảnh sợ hãi triền miên nhưng rồi sau này lớn lên, có hiểu biết em coi những gì xãy ra trong cuộc đời mình cũng chỉ là định mênh và đã vượt qua được những hình ảnh đáng sợ luôn gắn chặt vào tâm trí em.
Đã từ lâu em không còn có sự hận thù khi nhớ đến cảnh cha em bị lính Mỹ hành quyết rất dã man bằng cách thòng dây thòng lọng vào cổ rồi dùng xe tăng lôi đi khắp nơi để thị uy người dân, rồi sau đó dùng lưỡi lê cắt đôi chân cha em ra trước khi treo cha em lên cây mà dùng lựu đạn giật cho banh xác ra, khi nội em cùng mọi người đến kiếm xác thì chỉ nhặt được một cái đầu lâu với cái lưỡi thè dài ra cùng hai con mắt trợn trắng đầy đau đớn, đôi chân cha em thì bị đốt cháy nham nhở trong một đống rơm gần đó, phần thân thì chỉ còn được cái cột sống với mấy cái xương sườn gãy.
Lúc đó em mới có 6 tuổi và em trai đầy 18 tháng. 6 tháng sau,nếu không nhanh trí ẳm em trai chạy đi thì chắc hai chị em em cũng chết chung với mẹ em trong cuộc tàn sát của lính viễn chinh Đại Hàn luôn rồi, khi trở về kiếm xác mẹ em thì các phụ nữ trong nhà Bác bình đều chết hết, bác Bình bị cắt hai nhượng chân lòng thòng khi được khiêng lên, còn mẹ em thì chết với đôi mắt không nhắm đầy uất ức với hai cây lưỡi lê cắm thẳng vào đôi ngực thật thê thảm, đầy máu, mắt cá chân mẹ em bị bắn xuyên trống hoách,các dì khác cũng vậy......thật khó quên cảnh đó....
Tất cả những gì xãy ra trong chiến tranh đều để lại mỗi gia đình những nỗi đau riêng......và bây giờ chỉ mong bình yên đến với mọi người thôi.....
Mong và cầu bình yên cho các cụ Lan Trần nhé.
ReplyDeleteChiến tranh , loạn ly .
ReplyDeleteAi đếm được có bao nhiêu cái tang trong thời ly loạn ?
Chiến tranh là vậy anh ạ. Sợ lắm, kể làm sao hết những hòan cảnh đau thương do chiến tranh để lại.
ReplyDelete@vuphu0ng và Ngọc Yến. Mình kể để tưởng nhớ lại gia đình người bác nhân ngày giỗ thứ 35.
ReplyDeletethật là buồn cho bãi biển hóa nương dâu
ReplyDelete,thương cho cuộc sống cơ cầu thế nhân..
Nỗi đau của chiến tranh . Tưởng nhớ và mong cầu sự bình an cho tất cả ....
ReplyDeleteCuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến tương tàn cốt nhục ,
ReplyDeleteGia đình tui có 2 anh em là TQLC và bên nội của tui anh em bà con là BĐ miền Bắc sau năm 1975 anh em bà con tui ngở ngàng nhìn nhau và thấy thương nhau vì đâu mà chúng tôi phải vào cuộc chiến phi lý như thế này ,
Đọc Lịch Sử Việt Nam từ lúc dựng Nước cho tới giờ chúng ta phải chiến đấu cho suốt chiều dài Lịch Sử , bởi vì ai ?
Vì tham vọng bởi một nhóm người muốn ăn trên ngồi trước ......
Hy vọng con cháu chúng ta đời sau sẻ không còn những cảnh thương tâm như vậy nửa,
Mong Lắm Thay ....
Xin Chúc các bạn được an bình và vui khỏe trong mọi hòan cảnh
Thật là thảm khốc , chia buồn cùng anh !
ReplyDeleteBi thảm đến thế là cùng.
ReplyDeleteBống cũng suýt chết vì bom Mỹ ở nơi sơ tán . Hôm đó tự nhiên cô giáo lại bị đau bụng - cho cả lớp về sớm 30phút. Khi về đến nhà ( cách trường khoảng 3km) thì lớp Bống thành hố bom sâu hoắm . Hú vía Chiến tranh thật đáng ghét
ReplyDeleteChú ơi, đây là bằng chứng CS giết hại dân lành . Tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại !
ReplyDeleteChiến tranh là chiến tranh. Không thể giải thích gì hơn phải không Chủ tịch.
ReplyDelete