Ngày
22 tháng 2 /14. Nắng nhẹ trời trong xanh, mây trắng mỏng, như tơ, trời dịu 22 độ
C. Một ngày thật lý tưởng cho những bữa tiệc vui cho mọi gia đình, mọi nhà. Một ngày thật
đẹp.
Chắc
nhờ đẹp trời như vậy, mà trong một buổi chiều của ngày hôm đó, tôi có hạnh phúc
để dự tới hai bữa tiệc vui, thật vui. Vui vì cả hai bữa tiệc đều nói nên niềm
sung sướng, hạnh phúc trong tình nồng ấm chan hòa của cả hai gia đình. Mà hai
gia đình tôi đều có cái diễm phúc đều thân quen. Vì thế, khi đi ăn về, dù trời
có khuya, tôi cũng cố gõ gõ vài dòng, để ghi lại cái niềm vui khó quên đó. Xin
kể theo thứ tự theo từng cuộc vui vậy.
Dịp
cuối năm, tôi đi thăm tết gia đình một đồng hương. Ông bà là bào đệ của cha chánh
xứ cũ ở quê nhà, nên chúng tôi vẫn gọi ông bà như người thân trong gia đình là “chú
thím.”
Chuyện
trò thăm hỏi về sức khỏe, tuổi tác, dù năm nào cũng chỉ có vậy. Còn gặp nhau, còn
trông thấy nhau là đã vui vì người mình đến thăm còn khỏe. Năm nay, thấy ông bà vẫn khỏe, ngồi nói chuyện
một hồi thì bà thím chùng giọng xuống để nói cho có vẻ thân tình mà trịnh trọng
hơn:
Năm
nay, Chúa ban cho chúng tôi khỏe cả, các em nó tính tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày
cưới của chúng tôi, cũng chả mời ai cả, nhưng anh chị cũng như người trong gia đình,
tôi mời anh chị đến ngày 22 tháng 2 này, lúc 4 giờ chiều đến nhà thờ cha Quảng
(Saint Margaret) để dự lễ tạ ơn, cầu nguyện cho chúng tôi và chung vui với gia đình.
Câu
“nhân sinh thất thập cổ lai hy” để chỉ những người sống đến 70 năm bây giờ không
còn phù hợp nữa. Vì đã có nhiều người sống đến hơn 70 tuổi, hay hơn nữa ngày càng nhiều. Nhưng
kỷ niệm 70 năm ngày cưới thì thật là hiếm rất hiếm. Không những là hiếm, mà còn là
những nhân tố điển hình, gương sáng, cần phải quảng bá rộng rải, để cho các cặp
hôn nhân bây giờ noi theo.
Nhanh
thật, mới ngày nào ở quê nhà, mà sang đất nước này sống cũng hơn 20 năm rồi. Ra
đi ngày đó ai cũng còn tráng kiện, nay tuổi tác chồng chất, ông bà lên hàng cụ,
với cháu, với chắt, nhưng trí nhớ của ông bà vẫn còn minh mẫn, khi nói chuyện,
có nhắc đến người này, người khác chỉ hơi ngờ ngợ tí là lại nhớ ra ngay.
70
năm là một thời gian dài đối với một đời người. 70 năm với một đời sống hôn nhân
còn dài hơn, một mơ ước của những người yêu nhau, muốn sống với nhau trọn đời,
như một lời thề hứa. Nhất là ở thời điểm này, nghe tin những cặp hôn nhân chóng
hợp rồi tan.
70
năm trước, cái ngày mà tôi chưa có mặt trên thế gian này thì hai cụ đã thành hôn
với nhau. Cô gái tiểu thư Hà Nội kết hôn với người trai Phát Diệm, Ninh Bình.
Hai nơi cách xa nhau cả hơn 100 km của cái thời mà các phương tiện di chuyển để
đi lại còn rất khó khăn.
Qua
lời kể của cụ bà Nguyễn Thị Bích Hồng: hồi đó tôi có biết gì đâu. Bố mẹ tôi là
một gia đình khá gỉa, đạo đức, rất thương con. Rồi có người thấy tôi một thiếu
nữ mới lớn, đủ tuổi để lập gia đình, mới đến nhà mai mối cho một chàng trai Phát Diệm, cũng là một gia đình
có truyền thống đạo đức, có người anh sắp “đỗ cụ” (linh mục) chàng là một chàng
trai cũng hiền lành và rất đạo đức. Thế là chúng tôi vâng theo gia đình và thành
hôn với nhau từ năm 1944.
Tình
yêu nảy nở khi đã thành vợ, thành chồng, sinh được 7 người con 4 trai, 3 gái. Thuận
chồng thuận vợ làm ăn mỗi ngày một khấm khá. Đùng cái ra đi sau biến cố 1954.
Gia đình bỏ cả mọi tài sản để di cư vào miền Nam. Rồi khi những gian truân vượt
qua, những thành qủa của sự vất vả làm ăn vừa đạt được một cơ ngơi vững chắc
cho gia đình, con cái ăn học xong, thì biến cố 30 tháng 4/ 1975 ập đến. Như mọi
người dân miền Nam khác, gia đình hai cụ cũng phải quay lại từ đầu.
Những
điều đó không phải là mục đích viết về hai cụ trong bài viết này. Bài viết này
nói về tình yêu hôn nhân của hai cụ. Tôi đã được đi dự những đám cưới bạc kỷ niệm
(25 năm,) đám cưới vàng (50 năm,) lễ cưới kim cương (60 năm), nhưng kỷ niệm cưới
70 năm thì đây là lần đầu. Tôi không biết phải gọi 70 năm là đám cưới gì, phải
hỏi anh Google thì được người ta bảo đó là đám cưới bạch kim (platinum)
Được
đến dự lễ một lễ cưới của hai cụ là một niềm vui rất lớn, một vinh dự. Để chứng kiến một diễm
phúc mà các cụ được hưởng vì có một đại gia đình hạnh phúc, con cháu trưởng thành.
Nhờ đó, mọi tổ chức thật lớp lang, long trọng, nồng ấm và chu đáo. Cây tình yêu
đơm hoa kết trái thương yêu, đầm ấm và hòa thuận, những khuôn mặt rạng rỡ nói nên
tất cả niềm vui sướng và hạnh phúc. Xin kính chúc ông bà luôn an vui, khỏe mạnh
để hưởng những hoa trái thơm ngon, viên mãn suốt đời, là kết qủa của 70 năm
chung sống mặn nồng, chung thuỷ mà ông bà đã chung vai gầy dựng vun bồi.
Những lời con cái tỏ lòng biết ơn, và dâng lời cảm ơn cha mẹ, thật xúc động mọi người. Sau đó bài hát "Cầu cho cha mẹ 2" đã được ca đoàn và con cái cùng hát lên thật đúng với tâm trạng của con cái, trong một buổi lễ tạ ơn mừng 70 năm lễ thành hôn của cha mẹ.
Những lời con cái tỏ lòng biết ơn, và dâng lời cảm ơn cha mẹ, thật xúc động mọi người. Sau đó bài hát "Cầu cho cha mẹ 2" đã được ca đoàn và con cái cùng hát lên thật đúng với tâm trạng của con cái, trong một buổi lễ tạ ơn mừng 70 năm lễ thành hôn của cha mẹ.
Hai cụ đã trải qua nhiều sóng gió, gian khổ từ 1944, phải hai lần di cư thì cuộc đời của hai cụ như một pho sách sống anh nhỉ. Ngưỡng mộ!
ReplyDeleteHai cụ thật hiền lành, nên con cái của hai cụ cũng hiền, thật hạnh phúc..
Delete