
“Sống mỗi người mỗi nhà..” Ông bà ta nói thế, hay một câu khác nói đến tính cách sống theo tập quán cuả người mình: “An cư, lạc nghiệp.” ấy là đúng với cách sống cuả người mình, còn người Úc họ coi nhà cưả ra sao? Cũng qua nhận xét riêng, rất riêng cuả mình, xin có một vài ghi nhận về cách sống cuả người Úc như sau.
Người Úc cũng như nhiều người khác trên thế giới. Ai cũng có một căn nhà để ở. Từ biệt thự riêng, chung cư, nhà riêng, nhà thuê, nhà chính phủ và có cả cách sống tuỳ ý nay đây mai đó trong những chiếc Caravan lưu động theo kiểu Âu, kiểu Mỹ.

Bỏ những phần chung chung, chúng ta thử xem đến những người thích sống nay đây, mai đó trước. Do không có chính sách hộ khẩu. Nhiều người có máu giang hồ. Họ mua hay thuê một căn nhà lưu động để thích đâu thì dừng lại đó để sinh sống. Căn nhà họ ở được gọn gàng trong cái Caravan, lớn nhỏ tuỳ theo ý thích và nhu cầu cuả chủ.
Khi muốn đến một nơi nào đó để dừng bước chân giang hồ tạm, họ tìm trên báo hay trên mạng một điạ chỉ cuả một “Caravan Park” để ghi danh xin tá túc một thời gian cũng tuỳ theo ý họ muốn. Phải ghi danh để xem chủ cuả cái làng di động đó có chỗ cho xe mình đậu hay không, vì nếu như không có chỗ, cái nhà di động cuả mình không nối được với các hệ thống sinh hoạt tối thiểu cuả một gia đình như: điện, nước, vệ sinh và đường xá đi lại, cộng với những an toàn tối thiểu.

Khi chọn xong chỗ. Chủ caravan kéo nhà mình đến đó đậu vào nơi mà chủ khu đất chỉ định, hạ càng xe chêm căn cho cứng cáp, che chắn tuỳ theo ý chủ nhân rồi chuyển đồ đạc, cắm điện, nối nước vào căn nhà mình và sinh hoạt bình thường. Thường những người sống trong các caravan đều có một chiếc xe riêng mà xe nào cũng thường là loại xe có máy khoẻ để kéo nhà di chuyển. Khi đến nơi, mọi sự sắp xếp ổn định, họ bỏ nhà nằm đó, lấy xe đó để đi thăm thú, chợ buá và cả đi làm nưã. Khi không muốn ở đó, họ lại thu dọn và kéo nhà đi. Thế là xong.
Nếu muốn đi thăm bạn bè, họ kéo xe đến sân nhà bạn, hạ càng ngay sân, ở chơi với nhau tuỳ thời gian, ngày vui chơi, tối lại trở về cái tổ lưu động quen thuộc để ngủ. Không biết có những người Việt nào cuả chúng ta dùng những cái caravan này để sống chưa, nhưng nghe đâu cũng có mấy người đi làm farm cũng đã thuê những cái caravan để tạm trú để bớt thời gian đi về mỗi ngày cả hằng 100 km.
Những người sống theo cách sống này, họ ít khi sắm sưả những đồ dùng trong nhà, vì trong căn nhà di động, mọi thứ đều được thiết kế sao cho gọn, thật gọn và có thể gấp xếp lại cho gọn hơn nưã khi cần. Nói chung tài sản cuả họ về mặt này rất ít, để an toàn thì tiền bạc hay nữ trang họ đều gửi vào ngân hàng cả. Những người vui với thú du lịch, họ chọn cách ở caravan là tiện nhất, lên rừng, xuống biển. Thích đi đâu là kéo xe đến, kiếm việc làm tại điạ phương để sinh sống, vui thì ở mà không vui thì lại đi.
Ngoài ra, cũng còn có những người cũng thích di chuyển, nhưng họ không chọn cách ở chật hẹp trong caravan, họ thuê nhà để ở, khi muốn dọn đi, họ thuê người mang xe đến dọn đồ đạc chuyển đến điạ chỉ mới, có khi chuyển đến tiểu bang khác xa cả hơn ngàn cây số là thường.
Bây giờ bên này cũng đở khổ vụ Hộ Khẩu rồi anh, có lẽ rồi từ từ cũng phải theo xu hướng thế giới mà sống thôi, nếu không chắc cứ nằm ở dưới chân thiên hạ hoài quá! Nhớ lúc trước đau não vì Hộ Khẩu lắm, nhiều người vui miệng hay nói." Hộ Khẩu" là "Hậu Khổ". Kekekeeee
ReplyDeleteEm thấy ở nước ngoài nhiều người sống kiểu rày đây mai đó với chiếc xe lưu động cũng hay ghê, nhưng ở VN chắc ít ai sống vậy vì luôn thích tính an cư hơn.
Lan nói đúng, người mình ít thích chuyển nhà (an cư lạc nghiệp) mà, chỉ đi làm xa rồi lại quay về quê thôi.
ReplyDeleteNhững ngôi nhà này cũng giống như những ngôi nhà mà hồi nhỏ tụi mình học tiếng Anh nhỉ..
ReplyDeleteCon người ta có những thói quen, lâu rồi thành cái nếp khó sửa. Người Việt mình thì cái nhà là quan trọng.
Sống kiểu này kể cũng hay đấy nhỉ . Nhưng mùa đông thì lạnh lắm
ReplyDeletee thi di dau cung nho nha het..Khong biet tai sao?Thich di du lich toi da 2 tuan thoi ...hi.hi.hi
ReplyDeleteNhững người có ý thích di chuyển họ sống như vậy là phải rồi... nhưng nói chung vẫn là tạm bợ.. rồi đến một lúc nào đó chắc rằng họ sẽ cũng có mái gia đình ấm áp thôi.
ReplyDeleteLang thang vầy sao sao ấy chú nhỉ. :)
ReplyDeleteThấy tội quá.
ReplyDeleteVâng, TTM nói đúng, ngày xưa học tiếng Anh thấy mà không hiểu nó ra làm sao, nay thấy rồi thấy nó cũng hay hay.
ReplyDeleteCũng không đến nỗi lạnh đâu Bống. Nó có sưởi và ngăn nóng lạnh rất tốt mà, chứ nếu không chịu chi cho thấu với thời tiết.
ReplyDeleteHi hi, người mình có câu nhớ nhà thật hay nha.
ReplyDeleteCó khi về già, họ vào luôn viện dưỡng lão hay đi du lịch chơi thôi.
ReplyDeleteThì cũng chỉ một số nhỏ người sống theo kiểu này thôi, vào Caravan Park thì mới thấy đông.
ReplyDeleteHi hi, Ngọc Yến có ý nghĩ vui nha.
ReplyDeleteNhư thế này thì cái câu "quê hương là chùm khế ngọt" hết hợp với dáng em rồi.
ReplyDelete
ReplyDeleteEm hổng khỏe nên dọc đoạn này quên đoạn kia :(
Trưa hay chiều nay em chạy qua đọc lợi....
ReplyDeleteVẫn còn hợp với VN mờ:)
ReplyDeleteLúc nào đọc cũng được mà:)
ReplyDelete
ReplyDeleteAnh Minh làm em tức mình tức mẩy hà. Em đọc liền cho bõ ghét nà....
Việt Nam mà có cái nhà "caravan" kiểu đó cũng hổng có tiền đổ xăng! Híc!.......
ReplyDeleteNhập gia tùy tục. Mỗi nơi có cách an cư riêng để phù hợp với cuộc sống sở tại. Biết thêm cách sống xứ khác cũng là điều lý thú.
ReplyDeleteCứ nghĩ vậy chứ, khi có cái nhà Caravan thì chắc lại có dư tiền để đổ xăng ngay thôi:)
ReplyDeleteĐúng vậy đó Sắc Không ạ.
ReplyDeleteỞ Đức em thấy kiểu sống này cũng bộn .Em không rành mấy nhưng thấy những người sống kiểu này phần đông là khá giả ,vì căn nhà di động này là hộ khẩu thừ nhì ,nơi hưởng phước theo thích thú riêng của họ .Mổi người dân sống ở Đức phải có hộ khẩu nhất định ,vì vậy vào mùa đông họ phải trở về hộ khẩu chánh để sống .Cũng như ở Út ,ở Đức có những khu vực riêng giành riêng cho những loại xe và cuộc sống này của họ .
ReplyDeleteĐi làm xa nhà và thay đổi chổ làm liên tục ,nếu có loại xe này thì thật là tiện .
Âu Mỹ gì cũng giông giống nhau mà.
ReplyDeleteAnh có cái nào zị ko, bữa nào qua mượn...hì hì..
ReplyDeleteƯà, Út qua đi, cho Út một cái để kéo đi cùng khắp nước Úc nha.
ReplyDelete