A:- Giáo dục tại Melbourne.
Như đã hưá ở cuối bài “Kể chuyện Melbourne”, Tôi đã viết: nếu ai muốn biết điều gì về Melbourne, tôi xin kể tuốt tuồn tuột. Trong những bài viết góp ý vưà qua, có bạn Hoàng Guitar và Châu Xuân Nguyên nhá cạnh đề nghị tôi kể về giáo dục ở đây.
Kẹt nhỉ? Cái lãnh vực này tôi lại không rành rẽ lắm! Đúng ra thì chỉ nên dưạ cột mà nghe, chứ không biết thì làm sao dám ‘thưa thốt’ đây! Nhưng đã hưá rồi, nên tôi cũng cố gắng biết đến đâu xin kể tới đó, ai biết và thương tình thì bổ sung cho, nhất là bạn Châu Xuân Nguyên, xin cám ơn trước. Coi như tôi uống thuốc liều, đi sai tuyến làm người mù sờ voi vậy. Nhiều ngành lắm, nhưng xin cứ từ từ để tôi kể từng phần một vậy, xin chớ sốt ruột nhé:D Để mình thử nhớ và quan sát lại xem nào:
Nói tới học, trước tiên phải kể đến nhà trường nhỉ?
Trường lớp ở đây phần nhiều là cuả chính phủ, bên mình gọi là trường công. Chẳng thấy trường nào mang chuẩn quốc gia cả, nhưng trường nào cũng đầy đủ mọi phương tiện và trang bị mọi tiện nghi cho học sinh học tập. Họ tính theo từng khu vực dân cư để lập lên các trường trung và tiểu học, điạ điểm dễ dàng và thuận lợi cho các cháu đến trường. Mặc dù là trung hay tiểu học, trường đó phải đầy đủ cả: văn phòng, lớp học, nhà ăn, phòng tập thể thao trong nhà, sân chơi bên ngoài, hội trường, trung học có thêm phòng trình diễn văn nghệ, có sân khấu và ghế bậc cấp ngồi cho khán giả, rồi cả sân bóng đá, bóng chuyền và cả tenis nưã.
Văn phòng gồm chỗ cho ban giám hiệu, và các phòng cho các nhân viên xã hội như Counselor, Social Worker, phụ giáo vv. Phòng họp giáo viên, thư viện, phòng computer với đầy đủ máy móc, sách giáo khoa cho học sinh mượn về đọc, phòng thí nghiệm, các xưởng thủ công mỹ nghệ nưã. Chính phủ còn đang tính làm sao để mỗi học sinh có một máy vi tính xách tay nưã đó. Tất cả các trường này đều không có học phí, vài trường, sợ học sinh vội đi học, quên ăn sáng, còn mở bếp nấu ăn cho các cháu ăn sáng và uống sưã miễn phí luôn.

Hiệu trưởng được tuyển chọn từ các ứng viên có kinh nghiệm xin việc, các giáo viên sau khi tốt nghiệp ĐHSP được bổ về hay xin chuyển đổi đến trường. Học sinh học tuần 5 buổi, liên tục từ 9 giờ sáng tới 3 giờ chiều, có nghỉ giờ ra chơi và ăn bưã trưa, thức ăn do các em mang tới hoặc đặt mua tại trường. Trước giờ học và sau khi tan trường, tất cả các giao lộ chung quanh trường, đều được hội đồng thành phố điạ phương cử người đến (Supervisor) để dẫn dắt các em và phụ huynh an toàn băng ngang đường lúc tới trường và khi về nhà.

Supervisor mặc quần áo có reflex phản chiếu ánh sáng , để người lái xecó thể thấy được dễ dàng . Trên tay họ lúc náo cũng cầm một tấm bảng có chử STOP ,và họ có thể ra hiệu để tất cả các xe ngừng lại bất cứ lúc nào , dắt các em học sinh đi qua đường , dù chỉ có 1 em . Tất cả các giao lộ xung quanh trường học đều có vẽ bảng hiệu giao thông , báo cho người lái xe biết là sắp _ hoặc chạy ngang trường học , giảm tốc độ và để ý cẩn thận , nhiều khi các em bất thình lình chạy xuống đường phố .
ReplyDeleteMôn học bắt buộc nữa trước khi học hết lớp 4 , là các em phải biết bơi rành rẽ .Bên em , có thể nói , 100% học sinh học xong tiểu học đều biết bơi , và bơi giỏi .
Chuyện mỗi học sinh có một máy tính riêng ,Thành phố em lúc đầu có ý định thực hiện ở vài trường học . Nhưng tính tới tính lui thì không làm . Học sinh học làm quen với computer , sẽ học trong phòng học IT của trường , phòng học có chừng 30 máy vi tính . Ý thức cộng đồng của các em các em tiểu học rất cao , không đứa nào nghịch phá hay xài máy vào chuyện khác bao giờ . Cây xanh và bông hoa trồng quanh trường , các em cũng biết giữ gìn . Không hiểu sao tụi nhỏ bên này , tụi nó rất yêu thích thiên nhiên . Không thấy đứa nào ngắt hoa , bẻ cành làm đẹp cho riêng mình .
ReplyDeleteEm không biết gì về nghành Giáo dục hết , nhưng hơn 18 năm làm Phụ huynh học sinh , cũng biết chút chút .
Hì hì mình đang kể mà được bổ sung thêm cũng cám ơn nhiều nhé.
ReplyDeleteChào anh Minh Tran,
ReplyDeleteAnh viết qu1 hay mà còn mào đầu làm gì nữa..đây là bậc Trung học, người bản xứ (Úc, kiều bào thì ko đóng tền, quốc tich ngoại quốc như VN thì đóng tiền ,..hình như 7 hay 8 ngàn aud/năm.) Dưới 18 tuổi thì phải có "homstay, mỗi tuần phải khoảng 300 hay 400 aud nă ở, tôi ko rành lắm. Tốt nhất là ở với bà con kiều bào của mình.
Thân ái,
Chau Xuan Nguyen
Công nhận em nhiều chuyện thiệt ta ơi . Thôi em đi vòng vòng , để Bác Minht kể tiếp .Ở đây em lộn xộn quá , Bác Minht kể không được .
ReplyDeleteBên mình lớp 1 và hai đã học bơi rồi, có kể nhưng để cho hình minh hoạ cho rõ từng đoạn, nhưng không sao vphuong gop ý cho càng tốt chứ.
ReplyDeletePhải anh Minh học ở bên đó thì đã biết bơi rồi. Nghe kể thấy mê. Mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc chứ không phải tra tấn như bên mình
ReplyDeleteVụ giáo dục này bên em cũng thế ,nhưng thua ở điểm học sinh phải mua vé ăn có chính phủ bù lỗ nhưng không đáng là bao . Trẻ em thì chê nấu không ngon anh ạ .
ReplyDeleteGiáo dục xứ người có nhiều vấn đề cần học hỏi lắm, nhất là phương tiện học tập. Thấy mà thương cho học sinh của mình ở vùng sâu vùng xa...
ReplyDeleteHic hic... đọc tin xứ người mà thương cho con mình và học trò mình quá. BL chỉ là một trong nhiều người làm cái nghề "trồng người" ở xứ mình và đôi lúc thấy bất lực vì chẳng làm được gì để giáo dục có thể được một phần của xứ người. Thôi thì tham khảo để mà mơ vậy...
ReplyDelete