Monday, August 24, 2009

Kể chuyện Giáo dục ở Melbourne. Bài 2.

Để sinh động xin gửi kèm hình minh hoạ cho rõ ràng hơn.

Viá»FFFDt ngữ.Một lớp học Việt ngữ.
Năm học bắt đầu từ cuối Tháng Hai và kết thúc năm học vào dịp nghỉ Giáng sinh và Hè luôn (Úc muà Hè vào cuối năm dương lịch.) Trong năm có những 3 kỳ nghỉ tối thiểu là 2 tuần vào mỗi dịp chuyển muà, bên mình coi như sau một quý, kèm với những kỳ nghỉ lễ trong năm.
Phổ thông cũng giống như các nước khác là 12 năm học cho học sinh, từ lớp 1 lên đến lớp 12. Tiểu học từ lớp 1 đến hết lớp 6. Trung học từ lớp 7 tới lớp 12, hoàn thành 12 năm học coi như tốt nghiệp tú tài với chứng chỉ VCE, sau đó tiếp tục học đại học.
Phần tiểu học, ngoài phần học chữ, học các môn thể thao ở trường, các em còn phải bắt buộc cho đi học bơi ở hai lớp 1 và 2, mỗi năm học 2 tuần. Có xe do nhà trường thuê đến tận trường đưa đón đến hồ bơi công cộng để giáo viên thể dục huấn luyện. Nhờ thế cho nên học sinh Úc em nào cũng biết bơi cả.
Một lớp khoảng chừng 20 em, tuỳ theo ý thích cuả thầy cô hay học sinh, khi học ngồi ghế với bàn học, có khi thì xếp bàn ghế lại, thầy trò cùng ngồi dưới sàn lớp học và vui học với nhau.
Khi học bình thường thì bàn ghế cũng được xếp theo ý và thay đổi như hình chữ U cô thầy ở giưã, khi hình vuông, cô thầy ở ngoài, khi xếp hàng dài các em ngồi quay mặt lại nhau vv. Thầy trò gọi nhau qua tên gọi để tỏ tình thân mật (bên mình gọi vậy là xách mé!) và đây cũng là cách gọi chung cho người dân Úc với nhau ngoài xã hội. Nên học sinh cũng rất dạn dĩ và hăng hái phát biểu.
Viá»FFFDt ngữ.Một lớp học Việt ngữ khác.
Thầy cô giáo có trách nhiệm chăm sóc và để ý sức khoẻ sơ bộ cuả học sinh, khi phát hiện các em bị đánh đập, bị bạc đãi, phải báo cho cảnh sát biết để can thiệp giúp các em thoát khỏi cảnh bạo hành trong gia đình hay do bởi người giám hộ. Hay do sức khoẻ tự phát, thầy cô nhắc nhở cha mẹ các em đưa các em đi khám mắt, khám răng vv. Vụ này cũng hơi phiền cho những phụ huynh Việt Nam khi cạo gió cho con em mình, thường thì khi thấy học sinh có vết bầm, thầy cô phải báo cảnh sát và họ phải điều tra xem nguyên nhân những vết bầm là do bị đánh hay tại ngã mà có. Trường tư cũng hoạt động tương tự, nhưng có thu học phí. Thường trường tư do các cơ sở tôn giáo như Anh giáo, Thiên Chuá Giáo và Tin Lành làm chủ. Kỷ luật cao và các em phải thuộc tôn giáo mà giáo hội chủ quản trường quản lý. Nói chung, trường công hay tư thì chương trình học cũng giống nhau, chỉ khác phần kỷ luật, và trường tôn giáo có dậy thêm phần giáo lý cuả tôn giáo mình.
Phần đông, để đầu tư cho tương lai con em mình, dân Việt mình đều cho con em mình học trường tư. Thậm chí còn cho học kèm, cuối tuần còn chịu khó chở con em mình đến các trường Việt ngữ. Thường thì tất cả học sinh do phụ huynh trực tiếp đưa đón. Vì gọi là trong khu vực nhưng cũng ít có nhà nào gần trường học, mà ít ra cũng từ một vài trăm mét đến trên dưới cả gần cây số. Các trường tư thì học sinh mặc đồng phục với phù hiệu nhà trường, đồng phục cũng có đồng phục muà Đông và Đồng phục muà Hè để các em có đồng phục thích hợp cho từng muà. Trường công cũng tuỳ ở mỗi trường tổ chức đồng phục cho học sinh hoặc mặc thường phục.
Photobucket

(Một học sinh mặc đồng phục.)
Khi vào đầu mỗi niên học, để sắm sưả quần áo, giấy bút, sách vở, giầy dép, phụ huynh cũng phải bỏ ra một số tiền, tuy nhiên ở đây cũng không phải lo lắng lắm về vấn đề này, dù người đó không có việc làm, vì đã có phần giúp đỡ cuả chính phủ.
Học sinh đi học là đi học, không có các tổ chức đội hay đoàn, không có khăn quàng cổ, những trường tư đôi khi có những yêu cầu đồng phục rất đẹp bằng những bộ veston may có viền trông các em rất chững chạc. Nhưng thường khi các em đã lên cấp 2, trung học.
Không có khăn quàng, nhưng đi học, các em đeo cái balô thật bự với đầy đủ sách vở trong đó, mặc dù ở cấp trung học, nhà trường có những tủ đựng dành riêng cho mỗi em một ngăn, với khoá cho các em lưu giữ những đồ dùng riêng..
Tiểu học, sau những bài học, thầy cô cũng dắt các em đi coi những điều đã được học, nên đôi khi ta thấy thầy trò họ dắt nhau đi ra chợ, shopping, xe lưả, sở thú. Các em được dậy về nhân bản nhiều, thường những con vật cũng được nhân cách hoá thật dễ thương.
Đôi khi xẩy ra nhiều chuyện tức cười, thí dụ: các em đang thích ăn cá do cha mẹ mua ở chợ, bỗng một ngày thấy cha mẹ mua cá tươi về và em vô tình thấy mẹ làm thịt con cá, thế là em thương cá và khóc, từ đó không dám ăn cá nưã. (..còn tiếp..)

12 comments:

  1. Bên đó không hô hào" giáo dục là quốc sách" như mình nhỉ ? Mình chỉ giỏi cái khoản khẩu hiệu. À. Trong trường học bên đó có treo khẩu hiệu gì không ta ? Rồi có treo hình "bác" Thủ tướng hay hình nữ hoàng gì không ?

    ReplyDelete
  2. Chuyện mhư vầy mà củng kể.......D

    ReplyDelete
  3. Nghe phát thèm ha ông hội trưởng Hội PHHS.

    ReplyDelete
  4. Chẳng có khẩu hiệu gì, họ đang tính treo hình chủ tịt hội sợ V đó bác HG. làm sao để ngăn họ bi chừ:D

    ReplyDelete
  5. Treo hình Chủ Tịch lên roài coi chừng bị học sinh nó chọi trứng gà đó nhen bác Minh...hehehe!

    ReplyDelete
  6. He he, chọi thì chủ tịt khỏi phải mua trứng thúi:D Ha Ha.

    ReplyDelete
  7. Dạy học trò như vầy, đến năm 2020 Úc làm sao có được 20.000 tiến sĩ (PhD) như Việt Nam?

    ReplyDelete
  8. Chắc chắn là không có chỉ tiêu như VN rùi.

    ReplyDelete
  9. Vụ này bên em cũng thế ,nhưng lớp học thì bàn ghế vẫn kê theo cách truyền thống thôi .

    ReplyDelete
  10. Đây là học sinh người Việt mình trong giờ học tiếng Việt phải không bác? Các em thật dễ thương , và không khí học tập trông thoải mái quá.

    ReplyDelete
  11. Đúng là một lớp học tiếng Việt tại Melbourne.

    ReplyDelete