
Rồi, giờ xin kể bạn nghe về người Úc. Đất Úc có từ nhiều ngàn năm về trước, diện tích lớn hơn nước mình đến 33 lần nhưng dân số hiện nay vào khoảng 20 triệu người, mới chỉ bằng gần 1/4 dân số quê mình. Người sống ở đây từ ngày có mảnh đất này nay được gọi là thổ dân (Aboriginal). Họ bây giờ chỉ còn được gọi là thiểu số, đời sống không được văn minh và sung túc như đa phần người Úc khác. Lịch sử lập quốc của Úc không lấy gì làm vẻ vang cho lắm. Khi nước Anh tìm ra vùng đất này hơn hai trăm năm trước, để khẩn hoang vùng đất bao la bát ngát này, họ đưa sang đây toàn những tù nhân và những thành phần bất hảo khác như một cách đầy ải biệt xứ. Đọc trong các sách sử, thời đó các quan toà bên Anh, rất nghiêm khắc và độc ác. Bạn có tin không, đói quá, ăn cắp một ổ bánh mì mà bị bắt cũng bị đầy qua Úc. Cũng vào thời điểm đó, sự đi lại rất khó khăn, các phương tiện giao thông còn ở vào thời kì sơ khai, tàu bè vượt đại dương để đến đây cũng phải mất đến mấy tháng trời, lênh đênh trên biển cả với tâm trạng của kẻ bị lưu đầy thì hỏi còn nỗi hoang mang sợ hãi nào hơn! Nên chắc cũng chẳng có ai phấn khởi gì khi bị đầy ải biệt xứ! Các người di dân đến Úc lập quốc ngày đầu là như vậy đấy.
Khi đã lên được đất liền, đời sống còn cơ cực hơn nữa, họ phải tự túc mưu sinh, không có những loại thực phẩm quen thuộc, họ sợ không dám ăn những muông thú xa lạ, nên cũng chiụ đói khổ triền miên. Cũng may cho những con vật trên xứ Úc này, chứ gặp được dân mình nhẩy? Chắc mấy chú Kangaroo đã tuyệt chủng từ lâu lắm rồi, vì dân nhậu ta có chừa thứ gì đâu! Gặp được thú vật lạ, các tay bợm của ta với tài chế biến, chắc chắn đã đưa chúng vào danh mục các món nhậu đặc sản, và đã đưa chúng lên trên bàn nhậu từ khuya. Cho đến sau này, khi họ đưa được các giống gia cầm, gia súc quen thuộc bên Anh qua như bò, cừu, heo, gà sang nuôi, kể từ lúc đó đời sống của họ mới được cải thiện. Đất cát mênh mông, với những kỹ thuật mới, với nền văn minh của cố quốc, chẳng mấy chốc người ta đã biến vùng đất hoang hoá trở lên mầu mỡ, sung túc, phú cường.
Sau Thế chiến thứ 2, người ta mới cho di dân từ các nước khác được đến đây lập nghiệp, nên nay ở Úc cũng đã có nhiều sắc dân sinh sống trên lục địa bao la này. Giờ thì dân Úc có đủ mọi mầu da, ngôn ngữ trên thế giới, nên có đài phát thanh sắc tộc (SBS) phát thanh đến mấy chục ngôn ngữ trong ngày. Đủ mọi sắc dân, nhưng những người Tầu đã đến nơi này rất lâu, họ là những người đi tìm vàng. Trong những sắc dân ấy, người Anh là số 1, ai có nguồn gốc Anglo Saxon là rất ư hãnh diện vì họ là những thành phần đi khai hoang lập quốc mà lị; thế cho nên Úc ngày nay vẫn còn phụ thuộc mẫu quốc Anh, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, nhưng vì nhiều sắc dân sinh sống nên được gọi là nước đa văn hoá. Nếu bạn được ban cấp thường trú nhân ở Úc, hai năm sau bạn có quyền xin nhập quốc tịch Úc. Có quốc tịch Úc bạn có quyền đi đến nhiều nước trên thế giới mà không cần xin phép nhập cảnh, kể cả bạn đi đến Mỹ.
Chính quyền được rập theo đúng khuân mẫu của Anh, quốc hội có 2 viện, theo phong cách (Westminter) Thủ tướng được chỉ định bởi đảng phái nào chiếm đa số tại hạ viện, với tam quyền phân lập, hành pháp, tư pháp, lập pháp độc lập nên không ai có quyền can thiệp vào ngành khác. Nói đến những điều này với bạn cũng hơi mệt óc một tí, và khả năng hiểu biết của tôi về lãnh vực này cũng giới hạn nhiều, nên xin phép với bạn là thôi, tôi xin chuyển qua các mục khác vậy.
Sinh hoạt của người Úc cũng có nhiều điều mới lạ, có những người kỳ thị, nhưng cũng có rất nhiều người với lòng bao dung quảng đại, rộng lượng từ bi, bác ái, sẵn sàng chia sẽ những khó khăn khốn khổ của đồng loại, nhiều người chẳng ngại khó ngại khổ, họ đi đến những nơi cần bàn tay thương yêu giúp đỡ, để sẵn sàng hàn gắn những đau thương mất mát đổ vỡ của những người bất hạnh ở khắp mọi nơi trên thế giới, chính những người này đã làm cho hình ảnh nước Úc thêm tươi sáng trên trường thế giới, làm cho mọi người có nhiều thiện cảm hơn và xoá tan đi những hình ảnh xấu của bọn người kỳ thị.
Có một điều chắc chắn là người Úc với trình độ dân trí cao nên họ rất tôn trọng luật pháp, tôn trọng một cách tự giác. Bạn có thể tưởng tượng được không, cái đơn giản nhất mà ta thường gặp hàng ngày là sự đi lại, đó là lái xe, kể cả vào lúc 12 giờ đêm, trời lạnh buốt trong cái giờ khuya lắc, khuya lơ, đường xá lại vắng tanh, vắng ngắt, cột đèn giao thông tự động bật đèn đỏ, tài xế cứ tự giác nghiêm chỉnh chấp hành, ngừng xe lại, đứng chờ đèn xanh mới cho xe chạy, mặc dù gía như họ có cho xe chạy đi cả cây số, cũng chẳng có bóng dáng anh cảnh sát nào. Con nít ra đường có mắc tiểu mấy đi chăng nữa, cũng hiếm khi chúng lại đi nghe lời xui của bạn để xả bậy, mà phải tìm cho chúng đến đúng nơi có nhà vệ sinh, được cái nhà vệ sinh thì đều khắp các nơi công cộng, như chợ búa cây xăng, đâu cũng có, kể cả những tuyến đường dài xuyên bang dài hàng ngàn cây số, cứ chừng bao nhiêu cây số, họ xây một trạm nghỉ với đầy đủ tiện nghi cho bạn làm cái việc cần thiết đúng với câu ‘thiết cận nhân tình’ và nhất là nơi nào cũng sạch sẽ, với mọi tiện nghi đầy đủ.
Mới gặp lần đầu như vậy nên tôi cũng rất cảm phục lối sống và cách thức tổ chức quy hoạch của họ. Các chính trị gia cũng rất mực tôn trọng pháp luật, thủ tướng lái xe phạm luật cũng bị phạt như thường dân, không có nhân nhượng gì sốt. Thủ tướng mới vừa nghỉ việc nước, đã lo tìm việc khác để đi làm ngay để kiếm tiền sinh sống rất bình dân, mặc dù lương hưu của họ tính cũng có bạc triệu.
Bên này không có quản lý hộ khẩu, bạn muốn sống ở đâu thì tuỳ, không thích thì lại bỏ đi, chẳng cần trình báo cho ai, chẳng bao giờ có anh công an khu vực đến nhà. Thế họ quản lý mình làm sao? Sự thực họ đâu có cần quản lý mình làm gì, chỉ khi mình cần thì mới đến họ. Giấy tờ cũng đơn giản, sao một tờ giấy quan trọng ư? Bạn có thể nhờ hiệu thuốc, kế toán viên, và những nhân viên ở các văn phòng như luật sư, di trú ký xác nhận sao từ bản chính là hợp lệ rồi. Cứ đưa giấy là họ coi và ký cho mình thật thoải mái. Ngày mới sang, tôi thấy lạ và không tin tưởng ở những cái thị thực như vậy, sống lâu thấy nó lại giản đơn và đỡ tiêu cực, không phiền đến dân chúng.
Có một điều nữa mà tôi không thể không kể để bạn nghe, đó là về quy hoạch đất nước, những người phụ trách việc này họ có cái nhìn rộng rãi và rất xa, chẳng nhờ vậy mà dù những công trình đã được xây dựng từ rất lâu, đến ngày nay vẫn còn sử dụng được mà không bị lỗi thời, từ đường xá, cống rãnh, nhà cửa, đâu ra đấy, quy hoạch này đến nay chẳng có gì cần sửa đổi dù đã được đưa ra hàng trăm năm trước. Thế cho nên, nếu bạn có miếng đất, bạn có muốn tự làm lấy một căn nhà, bạn cũng không thể làm nổi vì nó không nằm trong quy hoạch thì bạn sẽ không có điện, không có nước, không có gas, không có hệ thống thoát nước và bạn sẽ không thể nào ở được. Chính nhờ ở sự quy hoạch quy mô như vậy cộng với sự tôn trọng luật pháp, nên người ta tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên, vì xây cái gì thì dùng được cái ấy, không có tự phát xây rồi sau đó lại phá đi như bên mình, nên đời sống, môi trường mới ổn định. Nhà cửa, xe cộ, tài sản mua bán đều phải nhờ đến luật sư, để cưa đứt, đục suốt, không có dây dưa tình cảm giữ cho nhau những sự sòng phẳng đó là những điều cần thiết để không phiền phức kiện tụng về sau. Đúng với câu: “Thương nhau, rào giậu cho kín.”
Có một số những điều tối kị của dân Úc khi nói chuyện là: không nên hỏi tuổi phụ nữ, hỏi nhau về tiền bạc, lương bổng và về gia cảnh, tốt nhất là chờ họ tự động nói ra, người Úc cũng rất thực dụng, họ tổ chức ăn uống khi mời mình mà có kèm theo câu nhớ mang theo mình một cái điã, khi đọc câu này bạn chớ cầm cái điã không đến nhá, mà phải mang theo đồ ăn đến đóng góp cho bữa ăn. Người Úc cũng có những cái đặc thù riêng họ nói: Người Úc chính cống phải lái xe Holden, UTE (pick up) ăn bánh Pie, uống Foster (bia).
Nói tới xe, tôi cũng xin nói để bạn biết, Úc từ Anh mà ra, nên xe tay lái bên phải và chạy bên trái đường, ngày tôi mới qua cứ ngờ ngợ mãi mới quen cái lối chạy xe ngược chiều bên mình. Giờ thì quen rồi, có dịp về nhà thấy xe chạy lại đâm bỡ ngỡ!
Còn đời sống của người Úc? Thì cũng như mọi người dân các nước khác, sinh ra trong độ tuổi 15 thì bắt buộc phải được học hành, trong độ tuổi này, các em đi đến bất cứ nhà trường nào xin vào học đều được thu xếp chỗ học tử tế, không mất tiền. Trẻ em tuổi này trong giờ học mà thấy lang thang ngoài đường mà gặp cảnh sát thì thế nào cũng bị chận lại hỏi lý do sao không đi học? Ngược với bên mình, trường công thì lại dễ vào học, còn trường tư vừa mất tiền học phí mà cũng hơi khó xin vào học, thường trường tư là các trường thuộc các tôn giáo, kỷ luật cũng nghiêm hơn. Qua đến đại học thì được chính phủ giúp cho mượn tiền để đóng học phí học tiếp cho đến khi tốt nghiệp, còn tiền ăn ở thì được cấp cho không và chỉ khi nào học xong, gọi là tiền trợ cấp: Austudy. Học xong, ra trường kiếm được việc làm và lương phải trên 25 ngàn một năm mới phải trả lại tiền học phí, đâu cỡ 2% tiền lương cho đến khi trả xong, không có việc làm thì chính phủ cũng chịu. Thế nên, ai có chí thì học cho đến gìa cũng được. Chả thế mà có các sinh viên 60, 70 tuổi đấy à.
Trong độ tuổi lao động, tuổi này được tính từ 18 cho đến 65. Ai có nghề nghiệp gì thì làm nghề đấy, ai không có nghề thì đi làm mướn. Nói tới nghề thì phải công nhận là nghề ấy phải được huấn luyện đàng hoàng. Có chứng chỉ của trường lớp và nghề nghiệp ấy phải được bảo hiểm, để khi có trục trặc còn có nơi mà bám víu vào, lao động chân tay và làm việc bên ngoài thì tiền lương cũng cao hơn, và người có bằng cấp thì đương nhiên tiền lương cũng khá hơn người lao động chân tay. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ngoại lệ, ở đâu cũng thế thôi. Làm đến khi về hưu, ôm một đống tiền hưu trí, dùng tiền để đi du lịch hay hàng ngày lái xe mới coóng đến các câu lạc bộ thể thao chơi dưỡng già, xài không hết thì tặng các cơ quan từ thiện làm phước.
Có nhiều luật mà nếu ở bên mình thì thật là lạc hậu, như luật bảo vệ súc vật, ai có máu mê đá gà coi chừng! Nếu bạn nuôi chó, nuôi mèo bạn phải đăng ký với hội đồng thành phố, để họ cấp giấy phép và thẻ bài cho chó, cho mèo đeo, rồi bạn phải lo mà chăm sóc cho chúng như đi chích ngừa, tắm rửa cẩn thận, nếu chó mèo bạn nuôi mà bạn để chúng đói, chúng bệnh không được chăm sóc, ai đó họ biết mà báo cho hội bảo vệ súc vật thì bạn cũng bị phiền với pháp luật đấy! Đừng có đùa ạ! Còn quyền bình đẳng, bảo vệ đủ thứ nữa, nhiều cái luật rất ngược với bên nhà, nhưng nhập gia phải tùy tục.
Thế còn những người không có công việc thì sao? Thưa ở Úc có hệ thống An sinh xã hội thuộc vào một trong các nước lo việc phúc lợi cho dân cao nhất trên thế giới. Khi bạn bị thất nghiệp, Bộ an sinh xã hội có trách nhiệm giúp bạn sống, và họ cũng có trách nhiệm tìm việc, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho bạn, họ cũng tìm những khoá học nào mà bạn thích kể cả cho bạn đi học thêm Anh văn để giúp bạn có nhiều khả năng giao tiếp với xã hội và dễ dàng tìm công việc. Vì thế đi đâu cũng thấy nhắc nhở câu: “Ăn cắp là trọng tội, ăn xin là phạm pháp.” Nói thì nói vậy chứ nào có được hết như vậy, nhiều người đi ăn cắp như là cái bệnh, không lấy không được. Mà ăn xin cũng thế, thấy cảnh sát thì họ né là xong. Còn leo vào nhà chôm đồ cũng đâu phải ít, nhưng ai có bảo hiểm thì chẳng phải lo, đã có bảo hiểm phải lo mà trả cho thân chủ đồ đạc bị mất rồi!
Khi bạn được vào Úc, bạn có quyền được hưởng ngay hệ thống y tế công miễn phí, hệ thống này rất tốt, nó chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, bạn được cấp cho một thẻ y tế gọi là Medicare, bạn có quyền chọn một bác sĩ cho bạn, cho gia đình bạn mà không phải lo một khoản lệ phí nào, trừ phi bạn phải đến một bác sĩ chuyên khoa cho một khám nghiệm đặc biệt nào đó. Bạn cũng có thể gia nhập một qũy bảo hiểm y tế để được phục vụ tốt hơn, thế nhưng việc này không bắt buộc. Nếu ốm đau phải nằm bệnh viện, bạn được phục vụ chu đáo mà cũng chẳng tốn một xu, ấy vậy mà nào đã hết, khi bạn phải chăm sóc thân nhân, bạn còn được hưởng thêm phụ cấp nuôi dưỡng người bệnh nữa chứ. Nói chung về y tế, bạn chẳng phải lo lắng gì nếu bạn sống trên đất Úc. Mới đây, để khuyến khích sinh đẻ, mỗi em bé chào đời cha mẹ còn được thưởng trên 5.000 Dollars nữa chứ.
Sống ở đời, cái ăn không đến nỗi phải lo lắng, đau, ốm, bịnh tật, thuốc men chưã trị không phải lo, thì còn đòi hỏi gì hơn nưã phải không bạn?
(Còn tiếp..)
Hiii. Đọc vầy coi như đi du lịch Úc. Đỡ tốn tiền.Ngươi châu Âu cũng vậy. Họ tối kỵ hỏi tuổi, thu nhập, gia cảnh...Chỉ khi nào thật thân họ mới tự kể
ReplyDeletethaoly kết cái câu: “Thương nhau, rào giậu cho kín.” của anh.
ReplyDeletePhải công nhận tiền nhân mình dậy đúng thật. Không sợ mất lòng nhau về ba cái nhỏ nhặt nhất.
ReplyDeleteHay quá, đang đọc đây . Biết thêm được nhiều thứ !
ReplyDeleteBiết gì kể đó, chắc còn nhiều thứ chưa biết, nhưng cố gắng đến đâu hay tới đó.
ReplyDeletechao ban Tran Minh,
ReplyDeleteBai viet qua chinh xac, chi muon them la thi thuc hoan toan mien phi, chi can dua bang lai xe co hinh, co ten minh va ky vao la ng nhan giay to chap nhan. Ko co chuyen "co` thi thuc"
Than ai,
Chau Xuan Nguyen
V2 luong di lam thi toi thieu 500 aud/tuan, tro cap that nghiep 220aud/tuan
:D
ReplyDeleteLuật pháp cũng gần giông bên em ,nhưng cái vụ về y tế thì hơn hẳn . Chứng tỏ Úc là một quốc gia giầu có hơn hẳn Tiệp nghèo nàn của em !
ReplyDeleteCám ơn đã cho thêm chi tiết này nhé:D
ReplyDeletebên Úc sướng bác nhỉ,thời tiết thì mưa thuận gió hòa cây cối hoa lá rực rỡ,đất nước thì giàu có.
ReplyDelete"người Úc cũng rất thực dụng, họ tổ chức ăn uống khi mời mình mà có kèm theo câu nhớ mang theo mình một cái điã, khi đọc câu này bạn chớ cầm cái điã không đến nhá, mà phải mang theo đồ ăn đến đóng góp cho bữa ăn."
bác nói em lại nghĩ đến thằng con em bên này được đứa bạn mời đến quán chia tay đi du học, trong lời mời ghi rõ là đến dự ai ăn cái gì tự trả tiền.Sòng phẳng như vậy cũng là cái hay bác nhỉ,mà vẫn vui có sao đâu
Huhu, Chau phai khoc thui vi tu 1/7/2007 phai co PR 4 nam sau moi duoc citizenship. Muon duoc di du lich theo kieu Chu noi Chau phai cho
ReplyDeleteCó người gọi đất nước này là "phúc điạ" đó.
ReplyDeleteBài này mình viết trước 07.
ReplyDeleteChính vì chế độ an sinh xã hội tốt quá nên đôi khi người dân làm biếng, ỷ lại , phải không anh?
ReplyDeleteCũng đúng luôn, nhưng phần đông họ rất chịu khó đi làm, lúc kẹt mới phải nhờ đến ASXH, tuy nhiên cũng có người ỷ lại và cũng có nhiều người lợi dụng! Người cầm quyền cũng biết như vậy nhưng họ vẫn tôn trọng miễn là đúng luật và chưa bị lật tẩy:D Nói chung là ở đâu cũng có những cái tích cực và tiêu cực.
ReplyDeletenhiều khi cháucũng thích cái tính sòng fẳng của nguwif dân ở đây hihihih
ReplyDeleteTroi a, khong the noi gi hon ngoai hai chu "Thien duong"
ReplyDeleteẤy vậy mà vẫn còn nhiều người than vãn đó chứ!:D
ReplyDelete