“Này anh Minh này, cho tôi hỏi xem có đúng không nhá, có mấy người họ nói với tôi rằng ở nước ngoài, hàng xóm sống bên cạnh nhà mình chết cả tháng mà mình ở bên cũng không biết, có đúng vậy không?”
Tôi trả lời là: “đúng!” Nhưng chỉ vài trường hợp.
Xóm giềng ở bên này khác xa với xóm giềng ở bên mình, phần đông là nhà cưả ở biệt lập, nhà nọ cách nhà kia cũng cỡ gần mươi thước, lại còn cái hàng rào ngăn cách nưã. Chỉ có một số khu nhà cổ là liền vách, còn lại thì thường cách nhau như vậy, còn đối diện thì cũng cách con đường cộng với sân vườn nưã cũng khoảng gần 20 mét cách xa.
Về mặt điạ lý thì vậy nhưng có những cái cách xa khác là về phong tục tập quán và văn hoá. Không phải như ở mình ‘năm người mười làng’ mà bên này ‘năm người mười nước!’
Trong chuyện kể lần trước, tôi đã dùng câu mà tiền nhân ta đã dậy: “yêu nhau, rào giậu cho kín.” Vâng, những người lập quy hoạch dân cư ở cái đất nước này đã biết tạo cho sự thương yêu nhau ấy bằng cách rào giậu cho kín thật. Họ đưa những cái giậu này thành luật, tôi ở đây gần hai mươi năm, đi đến nhiều nơi và cũng ít khi thấy ranh giới hai nhà mà lại thiếu hàng giậu.
Thường mình muốn làm giậu bằng vật liệu gì thì tuỳ ý, nhưng phần nhiều là bằng gỗ, những cái cột bằng loại gỗ cứng và những tấm ván bằng gỗ mềm hơn được tẩm thuốc, và độ bền cuả chúng thì cỡ vài ba chục năm là thường.
Khi hư, mình có thể tự thay mới với sự đồng ý cuả người hàng xóm, cưa đứt đục suốt, anh một nưả, và tôi một nưả, sòng phẳng. Trước khi tiến hành anh hỏi giá một vài nhà thầu, tôi cũng vậy, cuối cùng thì chọn giá cuả nhà thầu nào rẻ nhất, và chiếu theo bản đồ họ giăng giây thẳng từ trước tới sau thẳng ro, khỏi ai thắc mắc. Có muốn lấn qua, lấn lại cũng chẳng được, vì đất đai nằm trong bằng khoán. Cố lấn chỉ tội ra toà còn bị phạt và tốn thêm tiền toà. Chưa kể mất công cắt cỏ cho người.
Nhờ cái hàng giậu đó nên cơm nhà nào nấy ăn, nhà ai nấy ở, trong cái quyền tự do cuả mình, mình không làm phiền người, mà người cũng không phiền mình, trừ có âm thanh thì hàng rào không ngăn nổi, nên lại có luật là phải điều chỉnh âm thanh vưà đủ từ giờ nào trong ngày để khỏi làm phiền hàng xóm cần yên tĩnh để nghỉ ngơi. Đương nhiên có luật trừ vào những ngày cuối tuần khi nhà hàng xóm có tiệc tùng.
Đấy là tôi mới kể sơ về cái hàng giậu hai bên hông và đằng sau nhà, còn phiá mặt tiền thì tuỳ ở mình, không cần hàng rào, hay trồng cây, xây tường, ghép gỗ, hàn hoa văn vv tuỳ ý, nên phiá trước thì đủ kiểu và cao thấp cũng khác nhau.
Chính vì những cái hàng rào này đã giữ cho xóm giềng tránh những xích mích do con chó, con mèo làm phiền rất dễ xẩy ra, và cũng ngăn cách tình thân một tí. Câu mà các cụ xưa hay trách móc xóm giềng là câu: “ra trông thấy nhau, vào trông thấy nhau, hay hàng xóm nhờ nhau lúc “tối lưả tắt đèn” hiếm khi xẩy ra tại xứ sở này!
Nhà nào cũng đóng cưả im ỉm vì nhiều lý do như: khí hậu, thời tiết và cũng cả về an ninh cuả gia đình, nên khi ra khỏi nhà lại leo lên xe vù đi. Chưa kể, mỗi người có một công việc, nên giờ giấc đi về cũng khác biệt. Nên trông vào đâu mà nói được câu: “ra trông thấy nhau, vào trông thấy nhau đây!”
Còn cái vụ tối lưả tắt đèn, nhà có người cấp cứu thì họ gọi xe cứu thương, chứ làm gì có cái vụ nhờ hàng xóm sang cạo gió hay chở đi bác sĩ dùm. Nên nếu họ bịnh nặng, có qua đời, mà mình không thân thiết, có chết họ cũng đâu thông báo chi, rồi từ bịnh viện họ chuyển thân nhân họ qua nhà quàn, rồi từ nhà quàn ra nghiã trang. Lâu lắm mới gặp nhau, hỏi thì mới biết ông hay bà hàng xóm đã lên đò tạo hoá làm chuyến tầu suốt.
Còn rơi vào tình trạng hàng xóm mình là người neo đơn, họ có chết, chắc cả tháng không biết là cái chắc, cho đến khi cảnh sát gõ cưả nhà mình để hỏi có thấy gì lạ bên nhà hàng xóm trong thời gian qua không? Lúc đó mới biết là hỡi ôi hàng xóm cuả mình cũng “Thuý đã đi rồi!”
Đấy là nói về nguyên thuỷ xóm làng cuả Úc, chứ Người Việt ta thì sống khác hơn ạ.
Phong tục mà
ReplyDeleteLàng quê VN hay có những hàng giậu ... thế mới có bài thơ tình của Nguyễn Bính chứ anh . Gió thì yêu lắm những hàng giậu . Hàng giậu VN giống như một thói lề , một nếp sống , một giới hạn .....nhưng tình người thì lại không có một giới hạn nào ,những người Việt xa quê cũng thế anh MT hả ?
ReplyDeleteNước mình thì có rào giậu bằng thép thì cũng không chống nỗi mấy tay ăn trộm bác nhỉ.
ReplyDeleteHàng giậu để khỏi mích lòng xóm giềng, chứ trộm ở đâu cũng vậy thôi, nó rình mình sơ hở vào bằng cưả chính cũng được mà. Phải không Quynhdmkh.
ReplyDeleteThơ Nguyễn Bính có cái hàng giậu độc đáo "Giậu mồng tơi." Mèn ơi thi sĩ cho cái Giậu mồng tơi vào để tả cái nghèo rớt cục mồng tơi!! Nên không dám tán nàng.
ReplyDelete"Giá đừng có giậu mồng tơi.
ReplyDeleteThể nào tôi cũng sang chơi thăm nàng!" (NB)
Gió vào còm tớ ít hàng...
Thể nào tớ cũng dẹp hàng giậu kia...!
Mình nghe bạn kể bên ấy ăn trộm cũng giỏi lắm, nhà vắng chủ, họ đem cả xe tải đến dọn sạch đồ hàng xóm chẳng biết tí gì.
ReplyDeleteCái đó chưa đủ, vì không biết mặt hàng xóm, có khi còn khiêng đồ dùm ăn trôm tưởng hàng xóm dọn nhà nưã chứ:D
ReplyDeleteVì vậy mà những NVXH như em bân rộn home visit để thăm hỏi những clients đặc biệt đó anh Minh!
ReplyDeleteSợ nhất là đóng cửa hong biết gì bên trong thì cứ phone cho Police thôi !
Có vài lần vậy nhưng may quá chưa gặp case nào đáng sợ cả !
Nói vậy chứ hàng xóm em rất dễ thương, họ qua trông nom dùm mèo và cho gà ăn khi em đi công tác cả tuần
Phía trước nhà em hoàn toàn không hề có hàng rào và chả sao cả , còn bên phải thì hai nhà chia chung 1 drive way hong cần hàng rào ... mai chắc em ra chợ Flemington em mua ít mồng tơi làm cái dậu xanh dờn cho nó nên thơ ...
Mỗi nơi mỗi khác Bác nhỉ! Người Việt ta gắn với nhau bởi cái tình, cái nghĩa...
ReplyDeleteĐiều này cũng thể hiện nét văn hoá độc lập của mỗi người,mỗi gia đình.
ReplyDeleteChỉ có người Việt mình mới có câu " Bán anh em xa mua láng giêngf gần " Thôi anh nhỉ ? Bên em cũng thế đấy ở chung cư tầng trên và dưới thôi nhưng bà già chết mà Tất cả mọi người trong lô có biết đâu ,khi ông chồng về thông báo cho tổ dân phố mới biết để treo thiệp đen chia buồn đó anh ạ .
ReplyDeletechao chu nha
ReplyDelete