Có bạn nào biết coi tướng không, xem dùm ai sẽ lên ngôi thủ tướng đêm nay.
Hôm nay, hơn 14 triệu cử tri Úc “bắt buộc phải” đi bầu. Luật pháp Úc ghi rõ như vậy, ai không đi bầu thì bị phạt tiền. Do đó, để dễ dàng cho dân chúng làm nghiã vụ công dân, chính quyền tạo nhiều hình thức để mọi người dân được “bầu”. Mà cách bầu phổ thông nhất vẫn là đến phòng phiếu, như: bầu ngoài điạ phương mình như khi đang đi chơi, bầu qua bưu điện, bầu ở nước ngoài, và cả được phép bầu trước ngày bầu phiếu. Đủ mọi kiểu “bầu” như vậy mà không “bầu” thì móc túi đóng phạt là đúng rồi!
Cũng giống như các nơi trên thế giới. Phòng phiếu hay mượn các hội trường cuả trường học, nhà thờ trong gần khu vực dân cư. Đặc biệt không có khua chiêng, gõ trống, không có cảnh các em học sinh được lôi ra đường diễu hành quảng cáo bầu cử, và khu vực bầu cử chẳng có nhân viên công lực canh gác, phòng đầu phiếu cũng chẳng có gì trang trí đặc biệt hơn là ba cái phòng kín với bút sẵn sàng và mấy cái thùng phiếu, tất cả đều bằng carton cứng xếp vào mở ra rất gọn gàng.
Từ xa, thấy đoàn người rồng rắn xếp hàng, hai bên là đại diện các ứng cử viên tươi cười chào hỏi đứng phát lá phiếu mẫu giới thiệu cách bỏ phiếu cho ứng viên mà họ muốn mình ủng hộ. Thôi thì nể tình, ai đưa cũng cầm, vào đến phòng phiếu lưạ ứng cử viên nào mình chọn, đảng nào mình thích thì giữ lại làm mẫu, còn xấp kia bỏ vào thùng đựng giấy. Cứ đứng xếp hàng chờ tới phiên nếu lúc đó đông người, hay được mời vào phòng ghi danh. Mình cho họ biết tên và điạ chỉ để họ ghi mình đã đến phòng phiếu để tránh bị phạt sau này, và họ cũng phát cho mình 2 tờ phiếu, một bầu hạ viện và một bầu bán phần thượng viện, mình muốn chọn ai thì chọn, đảng phái hay những ứng cử viên độc lập. Chọn ai thì chọn, chẳng có mạn đàm bầu cử.
Phiếu bầu hạ viện thường là mầu xanh, phiếu này coi mòi gọn gàng ít ứng cử viên hơn phiếu bầu bán phần thượng viện. Có năm nhiều tên ứng cử viên quá, tờ phiếu bầu bán phần thượng viện to như cái khăn trải bàn.
Phần đông các ứng cử viên là do hai đảng chính đề cử, nhưng đảng có cử nhưng không bắt buộc dân phải bầu, vì có đảng đang cầm quyền và cũng có đảng đối lập, và vài đảng nhỏ và cũng có vài vị chẳng ở đảng phái nào cũng vào tranh cử gọi là ứng viên độc lập.
Hội đồng tuyển cử dĩ nhiên là độc lập, họ lo tổ chức bầu cử và kiểm phiếu một cách trung thực, không thiên vị vì ai thắng, ai thua chẳng ảnh hưởng đến công việc cuả họ, cũng chẳng ai hù doạ hay mua chuộc được họ, trong đó cũng có một số được tuyển làm bán thời và cả các tình nguyện viên nưã.
Trước bầu cử, cũng có vận động tranh cử, nhưng phần lớn chỉ có các đảng chính tranh cử gồm đảng cầm quyền và đối lập. Họ đưa ra đường lối chính sách và cũng tìm cái khiếm khuyết trong những chính sách cuả đảng kia mà nói cho dân chúng biết, để kêu gọi ủng hộ mình và loại phe đối thủ. Mọi quảng cáo trên các cơ quan truyền thông dù cuả tư nhân hay nhà nước, các đảng phải bỏ tiền quỹ cuả đảng mà trả cho các đài nhờ đăng quảng cáo tranh cử, lấy tiền nhà nước để quảng cáo là không được phép.
Tôi chỉ xin kể sơ với bạn mà thôi, vì tôi viết bài này chả ai mướn tôi cả. Và chiều nay, các đài truyền hình ở Úc bỏ hết các mục thường lệ để chỉ chiếu kết quả bầu cử, nếu đảng nào thắng rõ rệt, chắc trước nưả đêm nay là có kết quả. Thật là vui, và cũng cảm thấy cái quyền cuả mình được tôn trọng. Như có cuộc bầu cử năm nào, đảng cầm quyền nắm chắc phần thắng, đặt tiệc mừng tại một nhà hàng sang trọng, chỉ chờ công bố kết quả là nhập tiệc. Nhưng hỡi ôi! Kết quả là phe cầm quyền thua thê thảm, thế là bưã tiệc chẳng có ma nào đến dự.
Dân chủ là thế đó.
OX nhà em ra khỏi nhà từ 6:00 sáng nay cơ :D
ReplyDeleteSớm thế a? Mình vưà đi về ngó đồng hồ 1 giờ 22 phút đó mà vẫn còn đông:)
ReplyDeleteĐọc entry này em biết thêm về hình thức đi bầu ở Úc. Thì ra không đi bầu sẽ bị phạt tiền anh nhỉ. Nhưng các hình thức bỏ phiếu thật thông thoáng và tiện lợi quá.
ReplyDeleteỞ Việt Nam mình, có người mang thùng phiếu đến tận nhà. Không đi bầu thì không bị phạt tiền nhưng sẽ bị "để ý, quan tâm chăm sóc" và để "dễ cho cả đôi đàng" thì một người có thể bỏ phiếu dùm cho chục người khác cũng được, chẳng ai quan tâm vì bầu cho ai cũng vậy. Bầu cho nó xong, còn về nhà lo cơm nước nữa chứ.
ReplyDelete@Zip: Bao nhiêu công khó đấu tranh, được đi bầu mà lại không đi thì kỳ quá. Lá phiếu bên này có giá trị thay đổi hẳn chính phủ, còn bên mình họ làm cho oải, coi thường nếu không muốn nói là trò hề!
ReplyDeleteCứ ai có tài lên làm việc nước là thích nhất thôi.
ReplyDeleteĐúng vậy, ai tài làm cho dân chúng có đời sống ổn định thì ngồi được lâu 3 hay 4 khoá, còn dở ẹc thì một khoá là bị đuổi về vườn rồi.
ReplyDeleteĐể coi... hehehe ...ra rùi: công dân Úc chọn người đẹp (có tài) và trẻ tuổi (cũng có tài).
ReplyDeleteỞ Đức 30 năm rồi mà em đi bầu có 1 lần hà anh ơi .Thư gởi tới thường hay quên lắm và nhiều khi làm biếng cũng hổng có đi.Đở cái là hổng có bị phạt tiền hihi ,có thể bị nhắc và cảnh cáo (chưa bị lần nào) ,nhưng tới lúc đó tính sau hehehe. Còn cách bầu thì tương đối giống như bên anh thôi ,đơn giản lắm và giống như đi dạo một vòng gặp bà con lối xóm.
ReplyDeleteĐúng rồi:)
ReplyDeleteLơ là chuyện bầu bì.
ReplyDeletehi hi đi bầu là quyền lợi với nghĩa vụ mà ,, vui hén .. còn ở VN chưa bầu đã biết ai làm chủ tịch rùi he he ..
ReplyDeleteAnh bỏ cho ai vậy anh Minh?
ReplyDeleteNhà mình trung hoà, tôi cho Tự Do mà bà xã bầu Lao Động, giờ 1 tuần qua mà Úc chưa có chính phủ mới hu hu!!!
ReplyDeletebiết thêm "kiểu bầu" Úc rồi.
ReplyDeleteVN bầu khác anh há !
ReplyDeleteNho co anh Minh nen moi biet luat le ben Uc la khong di bau thi bi phat ! ben Phap nay chua co di den do bi phat tien !
ReplyDeleteMỗi nước có một luật riêng, nhưng luật là luật, không áp dụng tùy tiện. Dân chủ là thế..
ReplyDelete