Thursday, August 27, 2009

Kể chuyện giáo dục ở Melbourne. Bài 3.

(..tiếp theo..)

Tôi không đi học phổ thông ở Úc, nhưng những ngày mới đặt chân đến đất nước phúc điạ này, tôi có 3 đưá con nhỏ học phổ thông, 2 đưá trung học và một đưá cuối bậc tiểu học. Hằng ngày, tôi cứ đuà đuà là chạy taxi đưa đón con đi học. Ba đưá mà hai nơi, mà kể cũng hơi xa và thời tiết cũng không mấy hợp với những người mới đến như chúng tôi, nên tôi đưa đón các cháu cho tiện.

Nhờ thế, cộng với những kỳ họp phụ huynh để nghe thầy cô báo cáo và tham dự vào vài sinh hoạt cuả trường mà tôi cũng biết chút đỉnh về cách tổ chức các lớp học ở bậc trung học.

Ngoài những sách vở không quan trọng, thường các cháu gửi trong những tủ (locker) ở trường dành cho mình. Số đồ dùng còn lại, mỗi đưá đeo cái cặp to tướng đi học, gồm sách vở, bút mực kèm theo một bưã ăn cho buổi trưa và nước. Trong giờ học, thường thấy các em đeo cặp bên mình mỗi lúc ra chơi, lý do là tiết học sau, các em phải chuyển qua phòng khác để học một môn khác, như qua thư viện học, qua phòng computer, phòng thủ công, thể dục, thể thao, học môn gì thì chuyển đến nơi đó.

Bậc trung học, các em được khuyến khích phát huy năng khiếu. Em nào thích thể thao, bóng đá, bóng tròn, bóng rổ, chạy nhanh, nhảy xa, em nào có năng khiếu thơ văn, nhạc hoạ, văn kịch nghệ, điêu khắc đều được thầy cô giáo chuyên trách theo dõi, hướng dẫn các em phát huy. Ngoài các môn, các em còn được dẫn đi thăm các nơi để tận mắt nhìn thấy những gì các em đã được học, hoặc đi cắm trại, du ngoạn vv.

Ba năm đầu các em học chương trình căn bản đều đều, nhưng ba năm cuối, kể từ lớp 10 tới lớp 12 các em phải học rút hơn vì có thêm chương trình VCE. Với các môn học chuyên hơn. Đây là thời gian học mà kết quả cuả sự học tập sẽ định hướng tương lai cho các em.

Trước khi thi tốt nghiệp, các em đã chọn ngành mà mình sẽ học, có nhiều ngành phụ được chọn, để như các em không đủ diểm vào được ngành mình thích nhất này, thì chuyển qua ngành khác để tiếp tục học đại học, điểm xệ quá thì vào trường TAFE. Các ngành y, dược, nha, luật là các ngành đòi hỏi điểm cao nhất mới có chỗ ngồi trong giảng đường đại học. Thường thì họ chọn những học sinh thật xuất sắc, có điểm thi tốt nghiệp VCE lên đến 99.95 trở lên, Học sinh người Việt cũng rất nhiều em thi được điểm này.

Nói chung, để đạt được các điểm cao như vậy, các em cũng phải rất chiụ khó học và ôn tập bài vở, tra cứu tài liệu học tập, được sự giúp đỡ tận tình cuả thầy cô, sự chăm sóc và khuyến khích cuả gia đình, giúp các em có cơ hội thăng tiến trên bước đường học vấn.

Qua đại học thì tôi mù tịt, chỉ biết các em đi học khác bậc trung học. Đôi khi đi học rất sớm và về muộn. Lúc khác thì đi học trễ mà về sớm. Có những ngày phải học nhóm về nhà khuya lắc, khuya lơ. Có khi học ở giảng đường, học khu khác, không thuận tiện đường xe thì phải kêu người nhà chạy xe đến đón.

Học trung bình cỡ ba năm thì các em được nhận vào các hãng xưởng, văn phòng thuộc ngành nghề mình đang học để thực tập. Thời gian thực tập cũng có lương, sau đó về lại trường hoàn thành nốt chương trình ngành học. Khi ra trường, nếu thời gian thực tập tốt ở nơi làm, chủ họ sẽ chọn mình về làm cho công ty họ, lương cũng tuỳ theo ngành nghề, sinh viên mới ra trường, lương cũng từ trên 25 ngàn một năm đến 50 ngàn một năm và tăng lên theo bậc có ngành trên dưới 100 ngàn và lương theo thâm niên cùng với các quyền lợi khác theo luật.

Cũng có nhiều sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc làm, họ cũng chờ xin việc, hay trở lại trường học tiếp cao hơn. Vài học sinh giỏi được cấp học bổng và được trường giữ lại dậy phụ những lớp dưới.  Trong khi chờ, họ cũng xin làm những công việc khác với ngành mình đã học, kể cả những nghề lao động phổ thông. Do đó, đôi khi vào hãng mà thấy công nhân trẻ trẻ, nhiều người trong số họ đã có bằng kỹ sư, cử nhân cả đó, họ đang chờ việc chuyên môn.

Điều này cũng gây cho mấy anh nước ngoài sang Úc làm việc, họ cứ tưởng là chỉ có họ có bằng cấp hơn bạn đồng nghiệp, làm việc ra vẻ ta đây, đến khi biết những đồng nghiệp cuả mình cũng thứ dữ không mới chịu rút vòi lại.

Biết đến vậy thôi, nên cũng chỉ kể đến như vậy mong bạn bè thông cảm, còn thắc mắc nưã thì chỉ xin giải đáp theo sự nghe hơi nồi chõ.. Hì Hì. Xin chuyển đề tài khác nhé. Muốn biết về Đại học ở Úc, mời quý bạn vào https://www.open.edu.au/wps/portal

7 comments:

  1. Chừng nào VN ta mới có được mấy cái "chuẩn" kể trên nhễ! Thâý HS ở VN đi học mà phát mệt giùm cho chúng...

    ReplyDelete
  2. Hoc sinh VN học như con vẹt. Lúc trước tôi có 1 con ng bạn sống với tôi, học lớp 12, Toán và Lý mà nó ngồi "học thuộc lòng"...Hết thuốc chữa,
    Thân ái,
    Chau Xuan Nguyen

    ReplyDelete
  3. Học sinh VN rất giỏi nhưng đôi khi phải học các môn thưà chẳng tác dụng gì như Max chẳng hạn!!

    ReplyDelete
  4. Bậc tiểu học ở VN hiện nay cũng có nhiều tiến bộ, xin góp chuyện với bác Minh để rộng đường dư luận.
    Tôi có đứa...con út (con rơi rớt lụm về nuôi thôi) năm nay vào học lớp 1 tại ngoại thành HCM city. trường bán trú và có thu tiền nhưng cách giáo dục và sinh hoạt khá tốt.
    Sách học cũng khá nhiều (11 cuốn) nhưng mổi HS có 1 ngăn tủ trong trường để cất, không phải hàng ngày mang tới mang về. Có phòng lab vi tính, mổi tuần học 2 buổi tin học vở lòng và 4 buổi tiếng Anh. Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, các em phải mang về hàng ngày và giáo viên chủ nhiệm có ghi nhận xét hàng ngày về việc học của em trong ngày, phụ huynh xem và ký xác nhận hoặc ghi ý kiến vào đó.
    Nói chung học được mới gần 1 tháng, nhưng tôi thấy cũng ok, chỉ lo mấy tháng sau không biết có nhồi nhét tụi nhỏ về "truyền thống anh hùng CM" hay không thì chưa biết? Trước mắt thấy rèn chữ viết khá đẹp và sạch sẻ...!

    ReplyDelete
  5. @Nguyenyenson. Nếu không nhồi nhét truyền thống anh hùng cách mệnh, sợ khi cháu lớn lên lại không có sống theo gương lãnh tụ mà đục khoét lại uổng!!!

    ReplyDelete
  6. Giáo dục ở đâu cũng phải kết hợp giữa nhà trường và gia đình.
    Nhưng vẫn thỉnh thoảng có những em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh rất khó khăn mà vẫn học xuất sắc thật đáng khâm phục.

    ReplyDelete