Thursday, September 1, 2011

2/9/11. Tôi đi "nhà thương."

Phần 1:- Gặp các “thiên thần…. đủ màu áo.”

5 giờ 45. Sáng thứ Ba, 16/8 tôi được ba thiên thần “bản mệnh” cuả mình cùng nhau “lên xe tiễn em đi..” Ai cũng chỉnh tề, còn tôi tính ăn mặc xuề xoà cho tiện, ấy nhưng bà xã tôi không chịu, nàng chọn áo, chọn quần, còn ủi là thẳng thắn cẩn thận, bắt mang giầy. Mà tôi biết áo, quần, giầy vớ, mọi thứ rồi sẽ bị cởi bỏ. Ừ, thì chiều nàng một tí có sao. Chững chạc chưa? Chúng tôi trực chỉ đến “nhà thương Hoàng gia Melbourne.”

Trời còn sớm lắm, đường phố xe cộ chưa đông. Vèo chừng hơn 10 phút chúng tôi đã tới cổng nhà thương. Các chỗ đậu xe trong bãi còn trống lắm, chúng tôi đậu xe xong, cả nhà sánh bước băng ngang đường. Ơ kià, sao có cái xe thu hình lưu động cuả Đài truyền hình số 7 đậu đằng trước. Giá không bị bà xã nhằn, tôi đã mang theo máy ảnh, cứ chụp mình đứng bên cạnh nó để về nói dóc chơi cũng hay dấy nhỉ? Trước khi đi, tôi bảo con gái tôi cố chụp cho tôi ít hình, bà xã tôi đã nhăn mặt nói:

Trời đất, ông cũng vưà vưà, phai phải thôi ‘chủ tịt’, bệnh không lo mà cứ lo cái blog!

Tôi còn biết nói gì được nưã chừ. Cưả nhà thương lúc nào cũng rộng mở. Cũng giống chúng tôi, có một số người tầm tuổi tôi hoặc hơn, chắc lại mang thân thể đến đây nhờ giải quyết một mối “tình là tình khi không mà có” nào đó trong người để, nhờ những bàn ‘tay vàng’ phân chia giải quyết.

Vào thang máy, khu tầng một có quán ăn, hoa và shop còn lại là toàn cầu thang máy. Giờ này còn vắng, bấm nút nào cũng sẳn sàng có thang mở cưả. Người công nhân vệ sinh đang làm phận sự lau chùi. Chúng tôi lên tầng 3.

Trước chúng tôi cũng đã có vài người đang đợi. Đứng xong quay lại, lại thêm mấy người đang tiến đến. Thường 1 nhóm chỉ có 1 người bệnh còn lại thân nhân đi kèm, như nhóm tôi đến 4 người mà có mình tôi bịnh. Đúng 6 giờ 15 phút cưả văn phòng mới mở, nhân viên văn phòng đang sẵn sàng đón tiếp.

Sau khi kiểm tra lại tên tuổi, lý lịch tôi bắt gặp các thiên thần áo tím nhạt. Cầm hồ sơ tôi rồi gọi tên, ai cũng xinh mà cái mặt thì thật tươi như hoa ban mai. Công việc bắt họ đi lại như con thoi thoăn thoắt, hình như họ chỉ biết phục vụ người bịnh là chính. Không cần biết mình là ai? Họ kiểm tra sức khoẻ cuả tôi. Đo áp huyết, nhịp tim, hỏi chỗ nào đau và đánh ghi vào phiá mặt tôi chỉ, còn hỏi tôi có mang theo những gì quý giá trong người, nếu được thì gỡ bỏ cho người nhà giữ. Giờ thì tôi đúng là trên răng dưới cái gì nhỉ? Chưa xong người này thì đã có người khác thập thò nơi cưả, chờ tôi xong là kéo sang nơi anh ta làm việc tiếp. Họ đều là bác sĩ và y tá cả.

Lại nghe nhịp tim, thử tai, thử mắt, thử tay chân, hỏi tôi về các thứ thuốc tôi đã và đang uống, mọi thứ đều ghi ghi, chép chép vào hồ sơ. Xong suôi, chờ vị bác sĩ phụ trách mổ cho tôi đến, ông này là trưởng khoa trên tay cầm ly cà phê giấy vưà làm việc vưà uống cà phê. Đi theo ông là cả gần chục bác sĩ hoăc sinh viên đang học tập đi theo. Ông chào tôi và nhắc lại các kết quả cuả cuộc phẫu thuật, những phản ứng và hỏi tôi có đồng ý không? Tôi trả lời OK. Ông ký tên vào hồ sơ và không quên quay qua tôi chào: See you late.

Thiên thần khác hiện ra kêu tên tôi đi thay đồ, nàng đưa cho tôi hai túi nylon miệng có giây rút, nói tôi thay đồ mặc cái áo nhà thương ngược, còn áo quần giầy dép cuả mình thì bỏ trong hai túi, họ sẽ có trách nhiệm giữ cho đến khi về.

Nàng còn ngồi dưới chân tôi, nói tôi đặt chân nên đùi nàng rồi xé một túi nylon trong đựng một đôi vớ trắng, vớ có nhiệm vụ giúp máu lưu thông tốt hơn, vớ hơi chật vì họ cố làm như vậy, nàng cứ lần lần để kéo cho đôi vớ lên tới tận đầu gối tôi. Xong nàng lại đưa cho đôi bao chân thay giầy để đi lại trong khu vực. Đến đây, tôi phải từ giã các thiên thần “bản mệnh” gồm vợ và các con tôi để vào một khu khác, lành dữ ra sao chưa biết, vợ tôi nắm chặt tay tôi và nhẹ hôn trên má tôi một cái khuyến khích. Hai con tôi cũng choàng ôm vai tôi chúc lành cho ba.

Tôi được đưa đến khu mổ để nhận giường. Hình như cái giường này sẽ theo tôi suốt những ngày tôi nằm trong nhà thương. Vì kể từ giờ phút đó, họ muốn chuyển tôi đi đâu thì họ sẽ đẩy cả cái giường đi. Tôi được chỉ cho một cái giường, bên cạnh tôi cũng đã có vài người nằm chờ. Tôi cũng cố quan sát và thấy nó giống như một bến xe lam đang đợi lệnh xuất bến.

Một thiên thần mang dáng dấp người Á châu đến. Anh nói với tôi anh là bác sĩ gây mê và phụ trách gây mê cho ca mổ cuả tôi. Anh lần theo hai cái vòng lý lịch đeo ở tay và chân tôi để so xem có đúng với hồ sơ anh đang có trong tay, cùng lúc hỏi tên tuổi tôi xem có đúng là tôi. Sợ tôi lạnh, một thiên thần khác mang một tấm mền mới sưởi đắp cho tôi, ôi tuyệt vời vì khu này máy điều hoà nhưng lạnh nhiều hơn.

Sau đó có người ra phụ anh đẩy xe đưa tôi đến phòng mổ. Nằm bên ngoài, tôi ngó lên đồng hồ mới 7 giờ 45 phút sáng. Thế là các thủ tục sáng giờ đã tốn hơn một tiếng rưỡi. Bác sĩ gây mê mân mê bàn tay tôi tìm mạch đưa những chiếc kim ghim sẵn vào cơ thể tôi qua cổ tay tôi. Tôi bỗng nghe một thiên thần nói tiếng Việt:

Ông bị sao mà vào đây?

Tôi quay sang và bắt gặp khuân mặt trẻ mà tươi đang nhìn tôi nhoẻn cười khích lệ và, tôi trả lời là bị ai phá nên cô Năm thần kinh quậy và vào đây nhờ phân xử.

Cô nói ông cứ yên tâm nhé. Các bác sĩ sẽ giúp ông.

Kể từ lúc tôi quyết định mổ, chưa có lúc nào tôi băn khoăn hay sợ hãi chi cả, kể cả lúc này, khi tôi đã nằm trên bàn mổ. Tôi cố theo dõi coi họ sẽ làm gì cho tôi. Những cái kim đã ghim vào người tôi và đã có những giọt dịch truyền hay thuốc men được bơm qua đó, nhìn lên tôi thấy treo lủng lẳng hai bịch nước không biết là thứ gì. Họ cũng dán những miếng nho nhỏ vào nhiều chỗ trên người tôi để đo áp huyết, nhịp tim vv.

8 giờ 10 phút, họ đẩy tôi vào phòng mổ qua cánh cưả liền kề, rất thuần thục, chiếc xe lăn bánh là mỗi người gỡ mỗi bịch dịch chuyền đang treo trên giá mang theo. Rồi vẫn cô thiên thần Việt Nam nhỏ bé và nhỏ nhẹ:

Ông cứ nằm yên, chúng con sẽ chuyển ông qua. Và họ chuyển tôi từ giường qua cái bàn mổ nhỏ hẹp. Tôi không quan sát được nhiều, nhưng nhìn lên thì thấy cái đèn trắng sáng hình chảo chưa bật, chung quanh tôi là những chuyên viên và các bác sĩ, y tá chưa nhiều. Cũng vẫn cô thiên thần nhỏ bé nói:

Để chúng con cho ông ngủ nhé.

Anh chàng bác sĩ gây mê cho tôi chụp lên mũi và miệng, để tôi ngửi qua bình Oxy thế là tôi chẳng còn biết họ đã làm gì cho tôi!

Trong khi chờ đợi xem họ làm gì tôi trong hơn 4 giờ đồng hồ, tôi kể bạn nghe về y tế ở Úc mà tôi biết và tại sao tôi gọi mình là đi “nhà thương” nhé?

...Còn tiếp...

30 comments:

  1. "Chủ tịt" đang kể chuyện trong mơ hả anh?

    ReplyDelete
  2. Kể lại chuyến đi giải phẫu mà lần đầu tiên mình nằm nhà thương ở Úc đó hi hi:))

    ReplyDelete
  3. Chuyện về các thiên thần của chủ tịch làm Gió nghĩ đến thiên đàng nào quá xa ...
    Ở VN cũng có thiên thần nhưng hơi hiếm ...hic !

    ReplyDelete
  4. Mình phải công nhận ở đây những nhân viên y tế ai cũng dễ thương thật.

    ReplyDelete
  5. Kể ngang đây thì hiểu hai chữ " nhà thương".

    ReplyDelete
  6. Chữ "nhà thương" có ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc, đến sau Năm 1975 người ta dùng 'bịnh viện' cho nó sang nên hết thương rồi:)) Giống như chữ: trường công ngày xưa khác trường công bây giờ!!!

    ReplyDelete
  7. Bệnh mà được hưởng chế độ chăm sóc tốt thế thì yên tâm chủ tịch hen.

    ReplyDelete
  8. Vâng, thật tình chẳng phải lo lắng một điều gì. Đọc Hà lo cho anh Thế Vũ mà mệt thật, nhưng ở VN là thế, tình trạng chung mà.

    ReplyDelete
  9. Kể nhanh lên chủ tịt ơi . Bống lót dép chờ đọc tiếp nè

    ReplyDelete
  10. Hì hì, đợi qua Mỹ đọc luôn nhé:))

    ReplyDelete
  11. Qua Mỹ - chị Bống không là tín đồ của Mul nên không có net

    ReplyDelete
  12. Quá "phản động", ca ngợi bọn "tư bổn thúi nát giãy chết" "đứng bên bờ vực thẳm", viết như vầy để tụi dân Việt có tiền là chúng kéo nhau qua đó chữa bệnh hết à? Bệnh viện VN ế chảy nước rồi làm sao?

    ReplyDelete
  13. Thấy sao viết vậy he he. Viết hiền như thế mà cũng có mũ "phản động" sao ta:))))

    ReplyDelete
  14. Nhưng cũng có net để mò vào chứ:))

    ReplyDelete
  15. Hồi trước 1975 có nhà thương bình dân, nhà thương thí, mà vẫn có từ bệnh viện, bảo sanh viện như : bệnh viện Cộng Hòa, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Duy Tân..chủ tịch nhỉ?

    ReplyDelete
  16. Đời bây giờ trở thành "phản động" rất dễ. Ko biết các ông Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Xuân Nguyên... đều trở thành "phản động" hết rồi à? Chưa có mũ "phản động" thì kiếm ngay 1 cái mà "đội" cho hợp thời trang.

    ReplyDelete
  17. Đúng có từ bênh viện, nhưng dân cứ thích nói đi "nhà thương" sang cả như Đồn Đất mà dân vẫn gọi nhà thương đó nha:)

    ReplyDelete
  18. Đúng, giờ mấy em nó lo quá hoá quáng gà, nhìn đâu cũng thấy "phản.. động" thật! Mũ ấy mình không đội đâu:)))

    ReplyDelete
  19. Nhà thương thật là dễ thương hả anh Minh ơi!
    dù sao cũng đã tỉnh dậy và ngồi viết blog đc rồi mà.

    ReplyDelete
  20. Bác nhà quê quá, nói theo kiểu bác Vũ Trọng Phụng: "Ông là người cổ hủ, yếu đuối, ko hợp thời trang".

    ReplyDelete
  21. Bác ct khỏe hẳn chưa mà gõ bài kể chuyện khí thế, rành mạch vậy?

    ReplyDelete
  22. Tinh thần như vậy là tốt lắm, một sự chờ đợi bình thường không lo lắng. Chúc anh phục hồi nhanh chóng.

    ReplyDelete
  23. Thấy dễ thương thật, mọi sự đã tỉnh táo nhiều rồi, cám ơn TTM.

    ReplyDelete
  24. Hi hi, đúng quá, vậy nên 'chủ tịt' này nắm trong tay biết bao nhiêu 'chủ tịch' mà TPT.:))

    ReplyDelete
  25. Cám ơn Ngọc Yến, kể thì "dì nó" cũng tạm 'yên bề gia thất' nên mình cũng thấy an tâm hơn rồi:))

    ReplyDelete
  26. Thăm anh cuối tuần enjoy life & Kids nhé.

    ReplyDelete
  27. Đây mới gọi là " lương y như từ mẫu " nè chú. Ở VN thì không được như vậy đâu ạh. Mong chú luôn vui khỏe nhé !

    ReplyDelete
  28. Cám ơn lời chúc cuả cháu nhé.

    ReplyDelete