Saturday, September 3, 2011

3/9/11. Về y tế ở Úc. Viết chờ tỉnh.

Thẻ Medicare ở Úc.

Đội máy bay (Fly Doctor)

2:-Sơ lược về y tế Úc mà “tôi” biết.

Mọi vấn đề về sức khoẻ cuả người dân Úc đều nằm trong hệ thống Medicare. Chiếc thẻ nho nhỏ hai màu xanh lợt hình như lúc nào cũng nằm trong ví cuả mọi người, khi người đó được cấp chiếu khán và trở thành thường trú nhân tại Úc.

Người được cấp thường trú nhân khi đến Úc, thường được người thân hay bạn bè dẫn ngay đi làm cái thẻ Medicare này, chứ không ai lại phải đi lo trình báo với những cái vớ vẩn như tạm trú, tạm vắng hoặc hộ khẩu! Khai xong, họ cấp cho tờ giấy có ghi số Medicare cho những người lớn tuổi trên 16 hay 18 gì đó, còn các cháu nhỏ thì ăn theo cha, hoặc mẹ, để khi sổ mũi, hắt hơi, muốn gặp bác sĩ thì có cái mà chià ra. Những ai không có thẻ, khi bịnh đi gặp bác sĩ đồng hương (chứ Tây thì khỏi) ai họ thông cảm thì khám dùm và nếu như thuốc phải dùng không bán ở siêu thị, đôi khi bác sĩ lấy thuốc quảng cáo cuả các công ty dược phẩm gửi biếu mà cho, chứ kê toa thì không chịu nổi giá tiền cuả thuốc!

Quay lại chuyện cái thẻ nho nhỏ như các loại thẻ tín dụng bỏ gọn trong bóp. Có chiếc thẻ đó, bạn có thể ghé gặp bất kỳ phòng mạch nào mở cưả để nhờ bác sĩ khám bệnh và chiếc thẻ đó cũng tự trả các khoản khám bệnh thông thường từ bác sĩ, trừ khi bạn đi gặp bác sĩ chuyên khoa nào mà họ không chịu nhận trả qua hệ thống Medicare. Đương nhiên bạn sẽ phải trả tiền cho họ, sau đó, bạn đến một văn phòng Medicare nào gần nhà để xin bồi hoàn số tiền chênh lệch bạn đã trả.

Nói về bác sĩ phục vụ bạn cũng có nhiều loại bác sĩ như:

Bác sĩ gia đình, những bác sĩ này có phòng mạch tư và nếu như bạn cảm thấy họ phục vụ bạn vưà ý, bạn có thể chọn họ làm bác sĩ gia đình cho bạn, còn nếu như không vưà lòng bạn, bạn có thể sang phòng mạch khác khám thử, nếu một trong nhiều phòng mạch, có một phòng mạch bạn ưng ý nhất, thì đương nhiên bạn sẽ chọn bác sĩ bạn thích nhất làm bác sĩ gia đình. Mọi chi phí khám bịnh trả cho bác sĩ gia đình, bạn khỏi lo, đã có hệ thống Medicare lo trả cho bạn.

Ngoài bác sĩ gia đình ra, nếu sau giờ làm việc mà bạn cảm thấy trong người khó chịu, bạn có thể bốc điện thoại ra quay số để gọi cho chương trình bác sĩ ngoài giờ, dù đó là đêm đã vào giờ khuya lơ, khuya lắc. Họ cũng sẵn sàng lái xe đến nhà để khám phục vụ và giúp bạn những điều cần thiết để điều trị cho sức khoẻ cuả bạn.

Nhân nói tới bác sĩ ngoài giờ, cũng xin kể thêm một chương trình “chăm sóc tại nhà” cuả các trung tâm y tế cộng đồng nơi bạn ở. Họ là những y tá chuyên nghiệp được huấn luyện chăm sóc cho những bệnh nhân già cả, hoặc thiếu khả năng tự chăm sóc mình. Những bệnh nhân này thường nằm nghỉ ở nhà do con cái, cha mẹ hoặc anh em chăm sóc có lãnh thêm tiền phụ cấp cuả chính phủ. Họ chăm sóc năm ba bưã, nưả tháng thì được, nhưng nếu lâu hơn thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến các sinh hoạt khác trong gia đình và có thể gây nên bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần, chưa nói tới hạnh phúc!

Để giải quyết những tình huống không tốt trên. Các hội đồng thành phố có một đội y tế chăm sóc tại nhà, họ sẽ giúp bạn chăm sóc cho người thân theo yêu cầu, ngày một giờ, hai giờ, hoặc tuần một vài lần đến tắm rưả, dẫn người bệnh đi dạo nếu họ còn đi được, đi bơi, đi chuà, đi nhà thờ vv. Để bạn có thời giờ nghỉ ngơi, dưỡng sức, mà giá cả thật tượng trưng, nhẹ nhàng, vì có nhà nước trả thêm cho nhân viên cuả họ rồi.

Tại sao lại phải đi bác sĩ? Cái này thì rõ rồi, khi ta cảm thấy trong người khó chịu, không khoẻ, thì phải đến gặp bác sĩ thôi. Thêm một cái nưã là muốn mua thuốc, trừ một vài loại thuốc cảm cúm thông thường, thuốc bổ vv. Còn các loại thuốc chưã bệnh, không có toa bác sĩ thì chẳng có nhà thuốc nào bán cho bạn cả. Bởi vì hiệu thuốc cũng phải chịu trách nhiệm với những loại thuốc mình bán ra cho bệnh nhân.

Đấy là nói về y tế cuả những thị dân. Giờ kể đến y tế vùng nông thôn ở Úc. Trời, cái vụ này chỉ nghe và đọc thôi không rõ lắm, chỉ xin tóm tắt rằng: Úc có nhiều vùng mênh mông, đường xá là những con đường đất đỏ mù trời. Để đến được các nơi đó phải kể tới con số hằng trăm cây số. Để phục vụ cho những vùng này, Úc có hẳn một đội bác sĩ bay. Họ dùng những loại máy bay nhỏ để bay đến những trạm y tế nông thôn để cấp cứu, khám bệnh.

Thường cư dân nông thôn mỗi nhà đều có một tủ thuốc đã được đánh số chuẩn. Khi khẩn cấp, người ta khai bệnh với bác sĩ qua điện thoại hay vô tuyến điện. Sau khi nghe kể, bác sĩ sẽ chẩn đoán và hướng dẫn người nhà mở tủ thuốc gia đình ngăn số.. lấy loại thuốc gì.. liều lượng vv. Nếu bịnh nhân trở nặng, bác sĩ yêu cầu người nhà dùng xe chở bệnh nhân đến bãi đáp, bác sĩ cũng theo máy bay đến khám và có thể chuyển bệnh nhân đến bệnh viện nào để điều trị.

Chắc bạn cũng muốn biết tiền đâu để ngành y tế Úc làm các dịch vụ này nhỉ? Thưa đó là tiền thuế mà mọi người còn đi làm đóng thêm, cuả bá tánh để cứu người, cứu mình. Cuả mình đã đóng, con cái mình đang đóng hoặc cháu mình sẽ đóng, từ rất lâu Úc đã hoàn thành một hệ thống chăm sóc y tế cho mọi người.

Riêng những ai có bảo hiểm y tế tư, họ còn được hưởng những chăm sóc y tế tốt hơn nưã. Tôi viết đại khái như vậy, trong khi bác sĩ đang chưã trị qua phẫu thuật thần kinh cho tôi. Có thể tôi viết chưa đúng, chưa đủ nhưng đại khái nền y tế ở đất nước Úc này là như vậy.

.. Còn tiếp…

31 comments:

  1. Hôm qua Hà đọc ở đâu đó nói Melbourn là nơi sống lý tưởng bậc nhất ở thế giới đó. Chúc mừng anh bình an... Đọc bài thấy sinh mạng con người ở đây thật quý giá với một hệ thống chăm sóc sức khỏe mọi nơi bất kể vùng nông thôn hay TP. Ước gì..

    ReplyDelete
  2. Dám gián tiếp "nói xấu" bệnh viện ở "thiên đường XHCN" bệnh nhân bị bỏ cho chết, nhiều lần quá, người nhà nó nghi nên nhào vô "chơi" bác sĩ 1 dao bỏ mạng luôn.

    ReplyDelete
  3. Hèn gì có ai ngồi ngoài quán bà Tám Chảnh uống cà phê cười lớn quá:))

    ReplyDelete
  4. Cám ơn Hà, mình chỉ viết được những gì mình biết đại khái, còn nhiều dịch vụ khác mà mình chưa biết nên không dám viết sợ bị phạt đền:))

    ReplyDelete
  5. Hi hi. Tạ Phong Tần tưởng tượng ghê quá, ở "thiên đường" mình chỉ biết qua đọc báo thôi, hổng dám viết:)) Chứ viết dám nói là mình bôi nhọ vào mặt anh em Congo quá:))

    ReplyDelete
  6. Hèn gì con em các cụ qua Úc học nhiều thật!

    ReplyDelete
  7. K biết VN đến bao giờ.

    Chú khỏe hẳn rồi ạ?

    ReplyDelete
  8. Chúc mừng chủ tịch an toàn ở một nơi ...cũng an toàn !!! :))

    ReplyDelete
  9. Học thì không được hưởng, chỉ trừ là đã xin được là thường trú nhân cuả Úc mới được hưởng hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

    ReplyDelete
  10. Cám ơn 3M Chú cũng gần bình phục hẳn rồi, vết mổ đã lành hẳn.

    ReplyDelete
  11. Tưởng tượng gì đâu, chiện có thiệt báo đăng rầm rầm đó.

    ReplyDelete
  12. Cám ơn Gió, nhờ ở nơi an toàn nên "chủ tịt" tha hồ "phe phang":))

    ReplyDelete
  13. Nói tưởng tượng là tưởng tượng cái vụ nói xấu gián tiếp cơ mà:))

    ReplyDelete
  14. Thấy có mấy vị đi học và cố tìm cách sinh con bên ấy và sau đó làm dân thường trú.

    ReplyDelete
  15. Ha ha...chuyện thật....như ..đùa!

    ReplyDelete
  16. Cái vụ tìm cách được ở lại thì nhiều lắm.

    ReplyDelete
  17. Chẳng hạn kết hôn với 1 công dân thường trú...

    ReplyDelete
  18. Ko ca ngợi "thiên đường" mà cứ nói tốt cho "địa ngục" tức là gián tiếp nói xấu "thiên đường" rồi. Thế "thiên đường" chúng tao là đồ bỏ à?

    ReplyDelete
  19. Cũng là một trong nhiều cách:))

    ReplyDelete
  20. Em thấy sao mà mà giống giống bên em đó hehehe có cái thẻ bỏ túi hổng có lo gì cả .

    À mà , rủi khi quên hay mất thẻ trong lúc đang có vấn đề với sức khỏe gì đó ,thì BS vẩn tri trước rồi cái thẻ sẽ tính sau .Mình chỉ cần cho biết về bảo hiểm sức khỏe của mình là xong , tụi nó tìm ra mà .hihihi có phải vậy hông anh chủ tịch ?

    ReplyDelete
  21. Vậy là anh em nhà mình ở những nơi đúng nhau y chang ha:))

    ReplyDelete
  22. Mừng anh khỏe trở lại. Hy vọng chừng vài chục năm nữa ở VN cũng sẽ có hệ thống medicare như bên Úc :-)

    ReplyDelete
  23. Cám ơn lời chúc và cũng hy vọng bên nhà mọi sự rồi ra y tế và các ngành khác cũng tốt hơn bây giờ.

    ReplyDelete
  24. Đúng như chị Tạ nói, bác chủ tịch nói xấu thiên đường của chúng em quá nhen. :-))

    ReplyDelete
  25. Tại thấy sao dziết dzậy mà Đen ui hu hu:))

    ReplyDelete
  26. Em rất thích đọc những bài chuyện đông chuyện tây như thế này để mở mang kiến thức chư bên này mà nghe theo báo VN thì chắc chỉ có VN là nhất !!!!

    ReplyDelete
  27. Kể chút chút biết gì kể nấy, cho mọi người đọc cho vui. Cám ơn Andro.

    ReplyDelete