Sunday, March 6, 2011

29/11. Bay Of Islands.

Bà hôi… Hồi 3.

Sau ba ngày lênh đênh trên biển, tàu thả neo trong vịnh.

Qua bốn đêm đong đưa như võng, người xuống đất rong chơi.

 

Photobucket(1) Hình con tầu Pacific Sun.

Mới có hai hồi mà chắc nhiều bạn bè đọc đã cảm thấy choáng váng, ngất ngư, vì tầu vẫn nghiêng ngả đi trên đại dương mênh mông. Giờ xin chuyển đề tài lên đất liền cho nó êm êm tí nhé.

Theo số liệu trong bản tin cuả tàu gửi đến từng phòng mỗi ngày, họ giới thiệu về đất nước chúng tôi sẽ đến trong những ngày tới thì; Tân Tây Lan rộng vào khoảng 268.680 km2, dân số theo thống kê năm 2006 là 4 triệu 076.140 người. Ngôn ngữ chính là tiếng Anh và Te Reo Maori. Tiền cũng dùng đơn vị Dollar. Đất nước là một quần đảo nằm giưã vùng nam Thái Bình Dương với biển Tasman gồm 2 đảo chính là Đảo Bắc và Đảo Nam, chưa kể đến chi chít những đảo phụ chung quanh đất nước xanh tươi này..

 

Photobucket(2) Bến tàu thị trấn.

Sau bốn đêm ba ngày ngất ngư trên tàu. Vào rạng sáng Chủ nhật Ngày 20 Tháng 2 tầu bỏ neo nơi Bay Of  Islands. Lên boong ngắm nhìn chung quanh, chỗ nào cũng nhấp nhô biển với đảo, với núi đồi xanh tươi trùng điệp, cảnh trí tươi mát cứ như tranh, điểm xuyết trên đồi, trên núi vài ba ngôi biệt thự trăng trắng làm tăng thêm cảnh hữu tình với sự hiện hữu cuả con người, nơi biển trời, núi non hoà quyện vào nhau giưã mênh mông đại dương sóng cả. Ở đây, mọi người có thể rời tàu bằng cách chuyển qua tàu nhỏ (Tender) mỗi chuyến cỡ trên dưới một trăm năm mươi người để vào khu thị trấn nho nhỏ trên đảo. Những chiếc tàu cứu sinh trên boong được thả xuống biển, tàu lớn mở cưả hông cho tàu nhỏ cặp vào đón du khách. Để cho du khách tuần tự đi xuống tàu, người ta phát phiếu theo màu, theo số. Mọi người ngồi trên tầng 9 nơi có nhiều ghế, quán bar giải khát và ghế cuả những máy poker để mọi người ngồi chờ tới phiên.

Tân Tây Lan mà kể thì là anh em ruột với Úc. Thế nhưng luật kiểm dịch vẫn khắt khe cả với du khách Úc, họ cấm mang thực phẩm xuống tàu để đưa vào đất liền. Người ta luôn nhắc nhở về điều này, và để chắc ăn, tại cưả tàu, họ xin xét giỏ cuả du khách để tránh cho du khách bị phạt vạ.

Tại cưả tàu, người ta cũng đặt máy móc và đếm người lên hoặc xuống tàu, máy nhận diện và không thể thiếu máy rọi an ninh những đồ dùng cá nhân cuả du khách. Du khách rời tàu được chở một khoảng cách giưã nơi tầu đậu và bến cầu tầu chừng hơn cây số, để cho du khách thăm Thị trấn du lịch Paihia nơi có vài ba bãi biển và là nơi du lịch được tuyển chọn cho chuyến đi, vì là nơi khách du lịch đường biển thích đến chơi, đây là điểm du lịch đã có từ trên một trăm năm trước. Người Âu châu đã nhận chủ quyền Paihia từ Năm 1823.

Tại cầu cảng, thuỷ thủ tàu đã mang xuống cho du khách với hai thùng, một thùng nước lạnh, một thùng nưã là nước cam đặt ngay trên cầu tầu có mái che lịch sự. Thứ đến là những xe bus con thoi cuả thị trấn đưa đón du khách miễn phí vào trung tâm thị trấn cách cầu tầu chừng 3 km, 15 phút một chuyến. Thị trấn nhỏ các trục lộ giao thông không có đèn giao thông. Tại khu trung tâm, có hai người điều hành giao thông cầm bảng Stop chận hai đầu đường cho du khách băng ngang qua đường, dù đường xá cuả thị trấn cũng nhỏ hẹp, nhất là cây cầu nhỏ nối hai bờ Waitangi Whart chỉ có một chiều cho xe chạy, và giưã cầu, có thêm chừng hai chỗ đậu dành cho xe cộ tránh nhau. Xe cộ ở đây cũng thưa thớt, bưã nay có nhộn nhịp hơn là nhờ có đoàn du lịch trên tàu xuống.

Ngay dưới chân cầu, những người thổ dân Maori đen trũi, mình trần, đóng khố,  sâm hình trên đùi trên mông đang hướng dẫn du khách tập chèo thuyền, đây là loại thuyền như thuyền đua, du khách được mặc áo phao và cùng chèo theo sự hướng dẫn cuả hai người Maori trước mũi và sau lái thuyền.  Một sinh hoạt lạ mà những người yêu sông nước chắc thích lắm nên thấy thuyền nào cũng đầy khách ngồi chèo thuyền.

 

Photobucket(3)  Khu chợ trời

Nhìn cảnh xanh tươi với núi đồi xanh mướt một màu. Nhìn những đảo nho nhỏ chung quanh cứ ngỡ như Vịnh Hạ Long ở Việt Nam, tuy không đẹp bằng, nhưng rất đa dạng và xanh tươi. Riêng trong vịnh, cây cối và vỏ lá cây mục trôi lênh đênh như giữ mãi nét thiên nhiên cổ, chứ không thấy rác thải do con người tạo ra.

Chúng tôi đứng trên đồi cao ngó xuống, con tầu chở chúng tôi sừng sững thả neo đứng giưã vịnh, những con tàu du lịch nhỏ, cano phục vụ ngành du lịch ở đây có cả trực thăng và máy bay nhỏ chở du khách theo nhu cầu như bay vòng vòng thăm cảnh trí nên thơ cuả thiên nhiên kỳ bí. Thấy cũng hoạt động liên tục bay vòng vòng lên xuống.

Photobucket(4) Bãi trực thăng.

Trong thị trấn nhỏ, không biết là có sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là do họ tổ chức chợ trời bán các sản phẩm kỷ niệm cho du khách. Một ngôi chợ với lều bạt dã chiến nằm trong công viên gần với khu shop giưã trung tâm thị trấn. Phố xá nhỏ nhưng nhìn lên đồi, lên núi cao, những ngôi nhà xinh tươi nằm rải rác lẫn trong màu xanh cuả cây lá mới thơ mộng làm sao. Chỉ tưởng tượng được sống trong những ngôi nhà đó và cảnh trí thiên nhiên bao quanh, nhìn trời mây, biển nước, con người cũng cảm thấy cảnh bồng lai, tiên cảnh như gần gũi trong cõi thế gian này là thật. Ở đây muốn liên lạc với thế giới bên ngoài chắc chỉ có thể đi tàu hoặc máy bay mà thôi, vì xe cộ chỉ để đi trong đảo.

 

Photobucket(5)  Xe Tuk Tuk

Ngoài xe bus, taxi còn có cả xe tuk tuk ba bánh nhập từ Thái Lan cho lạ để đưa đón du khách đi thăm thú đảo. Thời gian không nhiều, mà nơi đây với trên 150 đảo xanh tươi giưã đại dương. Chúng tôi chỉ lòng vòng phố xá tí chút rồi thuê xe đi thăm thú vài nơi như Thác Haruru, con thác nhỏ, rồi lên đồi nhìn toàn cảnh vịnh chụp vài kiểu ảnh kỷ niệm một chuyến ghé thăm vùng vịnh đảo trên miền gần cực Bắc cuả đất nước Tân Tây Lan nơi giáp ranh giưã Nam Thái Bình Dương và Biển Tasman. Những du khách đi theo tour thì không biết, còn những người bình thường như chúng tôi thì bỏ 10 Dollars New Zealand (NZ) (Xin nói thêm tiền tệ trao đổi thì 1 Dollar Úc đổi được đến 1 Dollar 29 Cents Tân Tây lan) thuê xe chở vòng vòng trên đảo cỡ một hay hai giờ thì quay trở lại tầu, ăn uống và nghỉ ngơi cho khoẻ chờ cảng kế tiếp trong chương trình cuả ngày mai 21 Tháng 2, chúng tôi thăm Tân Tây Lan sẽ là Thành phố Auckland.

 

Photobucket(6) Thác Haruru

 

30 comments:

  1. Xe Tuk Tuk như xe lam ở mình hả anh?

    ReplyDelete
  2. Giống cái 3 bánh nhưng lớn và khoẻ hơn Béo ạ. Sang Thái xe này nhiều lắm:)

    ReplyDelete
  3. Hết say sóng ,theo anh lên bờ thì lại say đất hehehe đi trên bờ mà hơi nghiên nghiên ngã ngã cũng ngộ ngộ anh há hehehehe

    Đi tour mà thấy chợ trời cũng vui há .Chợ này bán đồ xầm bà hằng hay lày chỉ là chợ bán thực phẩm bình thường ?

    Sống ở thành thị nhà cửa đồ sộ mà đi những tour thiên nhiên thì đã quá anh há hehehe

    Vậy là chờ anh kể tiếp tập sau .....

    ReplyDelete
  4. Họ bán cũng hầm bà lằng những áo lông thú với đặc sản cuả họ, mà mình đi coi không tính mua nên chỉ dòm thôi.

    ReplyDelete
  5. Chuyến đi thật thú vị , mà anh M. kể cũng thật hấp dẫn . Chờ xem tiếp đây ((((-:

    ReplyDelete
  6. Gặp em thì cứ mua xong đóng thùng tại chổ gởi bưu điện về nhà trước háháháhá

    ReplyDelete
  7. Cám ơn Magr. Hy vọng lột tả được phần nào chuyến đi chơi.

    ReplyDelete
  8. Đâu có mua gì mà đóng thùng:))) Để họ ế chơi, dân chồm hổm gặp nhau dễ quê độ nhỉ? May mà bình bán thuốc... lào:)

    ReplyDelete

  9. Tân Tây Lan chỉ có hơn 4 triệu dân mà văn minh và phát triển quá anh hén. Bữa nào anh gởi cho em xin một vé qua bển chơi cho biết. Anh cứ up hình tấm vé đó lên mạng rồi em download vé cho nhanh, khỏi mắc công gởi qua đường bu điện chi cho phiền phức anh ơi. Anh Minh nhớ đó nghen :))

    ReplyDelete
  10. He he dân TTL ít dân nhưng nhờ dân Ăng Lê mà văn minh. Gửi vé chi nưã Zip, tầu sẵn ở trên đầu Entry này bước ngay lên làm một chuyến cho đã điếu mà khoẻ người nưã chứ:)

    ReplyDelete
  11. Hồi nãy em có bước lên thử, bị đuổi xuống kia cà! Híc! Họ hỏi "Vé đâu?". Em nói: "Vé gì mừ vé, tui là em của anh Minh chủ tịt đang ở trên tàu này đó nghen". Họ quát: "Xạo ke. Mầy lùn tịt, anh Minh cao lớn, mầy mà em của anh Minh cho tao cùi á. Xuống đi mầy!". Làm em quê thí mồ luôn hà!

    ReplyDelete
  12. Còn nhớ mẹt thèng nào không? Đã xưng là em anh Minh mà nó còn đuổi, thật là không biết điều. May mà họ không đánh Zip chứ mà đánh lưả phát ra là tầu xì khói luôn rồi nhỉ?

    ReplyDelete
  13. anh ạ, anh nhớ chi tiết chuyến lênh đênh kể lại khiến cho người nghe tưởng chừng như mình cũng lênh đênh. Còn em ma đi đâu chỉ ham chơi mê ăn về nhà là quên mất. Anh có trí nhớ tốt thật đó!

    ReplyDelete
  14. Trí nhớ cũng thường thường, nhưng nhờ các hình chụp về ngối ngó và nhớ lại mà thôi:))) Cám ơn về lời khen trí nhớ tốt, đừng hứa nhờ tiêu tiền dùm kẻo bị đòi đó ha ha ha:)

    ReplyDelete
  15. Nhìn cái tàu thích quá ...nhìn anh chị trong ảnh thì ngưỡng mộ thật đấy ...Có dịp đi là thích hen anh minht ?

    ReplyDelete
  16. Bưã nào rủ nhau đi off một chuyến trên tàu thì thú vị và thích nhiều hơn nưã cơ:)

    ReplyDelete
  17. Thật đó . Đã đi chơi ngắm thiên nhiên lại có người đẹp bên cạnh nữa chứ ! Hihi

    ReplyDelete
  18. Nói thật vậy là vui rồi.

    ReplyDelete
  19. Xe "tuk tuk ba bánh" này giống xe lam của mình hồi xưa ghê, có điều thấy lịch hơn.
    Thấy chị trẻ hơn anh nhiều đó nha. Hahahaaaaa

    ReplyDelete
  20. Cám ơn Lan, chị có bao giờ già hơn mình đâu nào:) Tuk tuk các chị muốn đi để nhớ xe Lambro ngày xưa mà.

    ReplyDelete
  21. Vừa đọc vừa lắc qua lắc lại theo con tàu vĩ đại (vì nó to quá chừng chừng).
    Cảm giác thật sướng!

    ReplyDelete
  22. Anh CT ơi ! Em chôm chiếc du thuyền của anh để đưa hội viên ra đảo "tình Yêu" nơi đàn ông sợ bị phụ nữ “cưỡng hiếp” nha háháháhá

    http://nam64.multiply.com/journal/item/3466/3466?replies_read=17

    ReplyDelete
  23. Ưà chở đầy tàu đó đưa ra đảo thì phụ nữ ở đó trốn chứ không phải đàn ông à nha:))

    ReplyDelete
  24. Anh nói đúng đấy ! Mà toàn đàn ông con trai của Mul không mới sợ chứ Ha Ha Ha !

    ReplyDelete
  25. Cũng là đảo mà chắc là nơi đây phải sạch sẽ và thoáng mát hơn Phú quốc nhà mình anh nhỉ?

    ReplyDelete
  26. Chắc chắc là đẹp và sạch sẽ rồi, nơi du lịch mà:)

    ReplyDelete